Thứ Hai, 3 tháng 10, 2011
Thứ Hai, 19 tháng 9, 2011
Luồn rừng săn mi chọi
Thú chơi chim hoạ mi chọi đang là mốt của những đại gia dư tiền. Một chú mi “chiến” có giá hàng chục đến cả trăm triệu đồng. Chính vì thế, nhiều thợ săn miền sơn cước đã ngày đêm luồn rừng để săn loài chim có tiếng là “quản ca” trong điểu giới về bán.
. Ngồi bên bậu cửa nhà sàn đưa ánh mắt sắc lẹm như dao về phía rừng già, lão Khon không khỏi chạnh lòng. Với lão, rừng là bạn và cũng là ân nhân của bà con bản Cọi (xã Thượng Lâm, huyện Na Hang, Tuyên Quang). Ngày ấy khu rừng trước bản có nhiều thú hoang và chim chóc. Trong số hàng trăm loại chim sinh sống ở rừng, lão Khon thích nhất là những chú hoạ mi. Mỗi sáng thức giấc, những chú hoạ mi hót vang trời. Thứ âm thanh trong trẻo, vang lanh lảnh luồn qua muôn ngàn lá rừng vọng về tận bản sao mà mượt mà và êm dịu như một bản nhạc rừng. “Nghe hoạ mi hót khiến tâm hồn mình thật thanh thản”, chưa kịp nói hết câu giọng lão Khon bỗng trùng xuống: “Ấy vậy mà “đặc sản” đó ở đây giờ ngày càng thưa vắng”.
Lão Khon bảo, muốn đi xem săn mi rừng, cứ theo thằng Sang ở bản Nà Tồng. Nghe lời lão, tôi mon men sang làm quen, ngõ hầu được cùng hắn đi một phen. Sau một hồi tỷ tê, Sang đồng ý. Lênh đênh trên lòng hồ thuỷ điện Na Hang khoảng nửa buổi sáng, chúng tôi dừng chân bên một dãy núi đá cao sừng sững. Đây là nơi còn nhiều rừng già. Chúng tôi giúp Sang dựng lều, Sang tìm nơi đặt bẫy. Chiếc bẫy này của Sang rất đơn giản. Một chú chim hoạ mi làm mồi nhử nhốt trong lồng. Phía trên Sang cài một mảnh lưới ôm gọn lấy chiếc lồng. Phía dưới mảnh lưới, hắn gắn 1 cái chốt giống như cái bẫy sập.
Sang treo bẫy lên cây và đẩy tấm lưới lên trên. Đến lúc này Sang mới mở mảnh vải chùm lồng chim ra. Chú chim trong lồng nhìn thấy rừng xanh như bừng tỉnh bản năng. Chúng nhảy nhót, hót vang lừng. “Cứ hót đi. Tý nữa cố mà rủ vài đồng loại của mi cho ta”, hắn láu lỉnh nhìn mấy chú chim và mắng. Đặt bẫy xong đâu vào đấy, Sang bảo tôi lấp vào lán. Mấy chú chim họa mi bị “cầm tù” giờ nhìn thấy rừng xanh, con nào con nấy căng lồng ngực mà hót. Tiếng hót của chúng nghe thật ai oán, luồn qua muôn vạn mắt lá. Đến chiều thì cơn mưa rừng xối xả đổ xuống. Cả khu rừng bị bao phủ trong làn sương khói. Chiều chạng vạng mưa đã ngớt. Nhìn bầu trời quang đãng, trong lành Sang có vẻ đắc trí: “Đây mới là lúc lũ chim rừng đi tìm bạn”.
Quả nhiên chỉ lát sau lũ chim hoạ mi rừng đã kéo đến bên mấy chiếc lồng. Lạ thay, không con nào chịu đậu vào trên chiếc lồng mà chúng chỉ bay quanh quẩn vòng ngoài. Ngồi trong lán theo dõi tình hình trên Sang vẫn bình thản. Theo Sang, chúng đang thăm dò xem kẻ lạ mặt kia là ai. Với đà này chỉ sáng mai có con dính bẫy.
Đêm nơi miền sơn cước xuống nhanh. Mặt trời vừa khuất sau đỉnh núi bóng tối đã đổ sập xuống. Lần đầu được ngủ giữa rừng cảm giác thật lạ. Những câu chuyện về chim hoạ mi của Sang đã khiến thời gian trôi nhanh hơn. Sáng hôm sau Sang dậy sớm. Hắn lặng lẽ lấp sau một gốc cây và ngồi án binh bất động. Phía mấy lồng chim hàng loạt tiếng hót được cất lên. Không còn ngần ngại như chiều qua, mấy chú chim hoạ mi rừng đã mạnh dạn tiến lại chiếc lồng. Cái bẫy sập đã được Sang nguỵ trang thêm vài chiếc lá nên lũ chim bị đánh lừa.
Một con, 2 con rồi 3 con thi nhau nhảy nhót cùng con chim đang bị nhốt trong lồng. Hai đối thủ bám bên cửa lồng, thi nhau mổ và đưa cặp chân có móng vuốt để túm đầu, khoá chân nhau. Chim trong lồng bị đòn đau kêu choe choé, miệng, chân chảy đầy máu, lông rụng tơi tả trên sàn lồng. Một đấu sĩ bị nhốt trong lồng, 1 võ sĩ bên ngoài đánh nhau liên hồi mà chưa phân thắng bại. Khi trận đấu đang diễn ra hết sức căng thẳng thì bỗng nghe tiếng xoạch. Chú chim ngoài lồng định bỏ chạy nhưng đã bị sập bẫy. Đồng bọn của chúng hoảng quá bay táo tác về phía xa...
2. Ở vùng núi rừng này, có lẽ ít ai hiểu và chịu khó tìm hiểu về mi chọi như Sang. Nằm 1 đêm với hắn, chả có chuyện gì về họa mi là hắn không tường. Đặc tính của loài hoạ mi là nhất khoảnh rừng, thấy có đối thủ là cất tiếng hót khiêu chiến xung trận. Tiếng hót đanh, ngắt quãng là lúc chim đang hưng phấn. Khi hai chim chọi gặp nhau ở trong lồng, hai đối thủ xuống cầu bên cửa lồng búng cánh, chiếc mỏ vàng liên tục mổ nan lồng phát ra tiếng kêu bộp bộp. Khi chim hoạ mi cất giọng hót, những giai điệu rõ ràng và trong vắt khiến người ta say mê. Khi chim hoạ mi chọi thì quyết liệt sống - chết, xứng danh bậc quân tử.
Tính cách của hoạ mi vừa cao sang, cầu kỳ lại ương ngạnh, khó tính, khác hẳn nhiều loại chim rừng khác. Bởi thế, việc thuần hoá hoạ mi không hề đơn giản. Chơi chim hoạ mi chọi lý thú nhưng rất cầu kỳ. Để có được một con chim “máu chiến”, người chơi phải tuyển lựa từ khi chim còn non, phải trông tướng chim, từ đầu, mặt, đôi mắt, móng chân, màu lông, đến tìm hiểu nguồn gốc sinh trưởng, tập quán của chim.
Hoạ mi có ánh mắt màu vàng nhạt, hơi tối hoặc mắt xanh, mí dày; chân hình cành đào, móng ngắn; mỏ “sẻ” hoặc búp đa, gốc mỏ to, thẳng, dầy và ngắn; đuôi cân đối; đầu to bự; lông ngắn là lý tưởng. Việc nuôi chim rất cẩn thận, như việc cho ăn, tưởng đơn giản song khá phức tạp. Nếu không cẩn trọng, khi cho chim ăn cào cào, châu chấu mà giữ nguyên chân thì vuốt sắc ở chân có thể làm xước cổ họng loài “Hùng Điểu”, “Vương Điểu” này. Muốn chim sung sức, ngoài nguồn thức ăn "tươi sống" trên, người nuôi phải cho chim ăn gạo rang trộn lòng đỏ trứng gà, nước uống phải là nước mưa. Hàng ngày còn cho chúng tắm nắng, tắm nước để không sinh rận và giúp chim khoẻ hơn…
3. Lão Khon lặng lẽ dẫn chúng tôi sang nhà lão Cược ở gần đó. Lão Cược có rất nhiều lồng chim treo trước hiên nhà. Chỉ có điều tất cả các lồng đều trống trơn. Lần đầu gặp chúng tôi lão Cược có vẻ hơi e dè: “Không có chim bán nữa đâu. Tôi thả chúng về rừng cả rồi...”. Qua tuần trà, lão Cược đã thân thiện hơn. Nhìn quanh ngôi nhà nhà lão Cược treo vô số bẫy và thú nhồi bông, tôi biết lão là một thợ săn có hạng ở nơi này. Từ xưa đến nay chưa ai vượt qua được lão về tài năng bẫy chim hoạ mi.
Sơn “trọc”, một đại gia chơi mi chọi ở Bạch Mai (Hà Nội) không biết bao lần ôm tiền lên Na Hang để săn chim. Lần này, Sơn giắt lưng theo khoảng hơn trăm triệu, vì họa mi ở đây ngày càng hiếm. Nếu có “hàng”, hắn sẽ dốc toàn bộ ngân khố để mang chim về, còn nếu không, thì lại phải chuyển địa điểm “ăn hàng” lên khu vực miền núi cao hơn, có thể là Hà Giang. |
Lão sinh ra và lớn lên giữa chốn rừng già nên lão được các bậc tiền bối, truyền lại cho nhiều bí kíp của nghề săn. Ngay từ nhỏ lão đã rất thích chim hoạ mi hót sau vườn mỗi sáng. Tiếng hót trong như tiếng suối xa của lũ chim hoạ mi khiến lão nghe nhiều đâm nghiện. “Lũ chim yêu tự do, yêu bầu trời nên chúng hót hay lắm. Khổ nỗi mấy anh hoạ mi có máu là thích “choảng” nhau. Hễ cứ gặp nhau là anh chim đực phải “giao chiến”. Những cuộc “thư hùng” giữa chúng diễn ra rất gay go. Có cuộc chiến một mất, một còn. Nhiều hôm tôi mải xem hoạ mi chọi nhau quên cả đuổi trâu về nhà bị bố mẹ mắng như tát nước”.
Thế rồi phong trào chơi chim họa mi chọi ở dưới xuôi phát triển sẵn có máu nghề săn, lão lao vào bẫy chim mang bán. Những chú chim hoạ mi dù tinh quái đến mấy cũng bị lão “triệu tập” vào lồng rồi xuất về xuôi. Sau vài năm đi săn, lão tuyển được ngót nghét 100 con hoạ mi chiến. Cuộc sống của lão cũng thay đổi hẳn. Những tiện nghi sinh hoạt đắt tiền nhà lão ngày một nhiều hơn. Số lần lão luồn rừng nhiều hơn thường lệ. Chẳng mấy chốc những “ca sĩ” của núi rừng dần vắng bóng.
“Một lần tôi bị trận ốm thập tử nhất sinh. Nằm dài ở nhà mà tôi không nghe thấy tiếng chim hót khiến tâm hồn cô quạnh. Những đồng tiền kiếm được từ việc bắt chim cũng không làm tôi vui hơn. Sau trận ốm đó, tôi quyết định thả sạch hoạ mi về rừng và giải nghệ”, lão Cược nhớ lại. (Theo Báo NNVM)
Truyện cổ tích - Chim họa mi
Ở Trung Quốc, nơi mà Hoàng đế là một người Trung Quốc và tất cả quần thần cũng là người Trung Quốc, các bạn hẳn cũng biết điều đó, đã có một câu chuyện.
Câu chuyện này xảy ra lâu lắm rồi, nhưng chính vì thế mà phải kể lại để người ta khỏi quên đi.
Cung điện của Hoàng đế đẹp nhất trần gian, làm bằng một loại sứ rất quý, nhưng dễ vỡ, mỗi khi chạm đến phải thật nhẹ tay, nhẹ chân. Trong vườn Thượng uyển trồng toàn những loại hoa quý, rất kỳ lạ, những bông hoa đẹp nhất phải đeo lục lạc bằng bạc để cho du khách khi đến xem phải lưu ý. Khu vườn được chăm sóc kỳ công và trải rộng, ngay người làm vườn cũng không biết đến đâu là hết. Càng đi càng gặp nhiều điều kỳ thú, những cây cao bóng cả vươn dài, những hồ rộng mênh mông sâu thẳm. Rừng thoai thoải xuống biển, trên làn nước xanh những con thuyền lớn có thể lướt dưới bóng cây. Nơi đây có con hoạ mi thường cất tiếng hót mê hồn. Một anh thuyền chài nghèo khổ lòng chứa chất bao nỗi lo toan dăng lưới đi qua, nghe tiếng chim hót cũng phải dừng lại nghe. Anh reo lên: "Trời ơi, Thánh thót biết bao".
Nhưng rồi mải mê với công việc, anh ta quên chim ngay. Đêm sau đi dăng lưới qua đấy, anh lại nghe tiếng chim hót: anh lại đứng lại nghe và lại reo lên: "Trời ơi, Thánh thót biết bao"
Khách tham quan từ nhiều nước trên thế giới kéo đến hoàng thành. Họ ca ngợi hoàng cung và vườn thượng uyển; nhưng khi nghe họa mi hót, họ đồng thanh reo lên: Đấy mới là điều kỳ diệu".
Trở về quê hương, họ thuật lại những điều mắt thấy tai nghe. Nhiều học giả đã viết thành sách ca tụng hoàng thành, hoàng cung và vườn thượng uyển; nhưng người ta ca tụng hoạ mi nhiều hơn cả, những thi sĩ nổi tiếng đã làm những bài thơ kiệt tác để ca ngợi con chim hoạ mi hót hay trong khu rừng bên bờ biển. Sách được truyền đi khắp nơi, có quyển lọt vào tay Hoàng đế. Người chăm chú đọc, nhiều lúc gật đầu tán thưởng những đoạn văn hay ca tụng hoàng thành, hoàng cung và vườn thượng uyển.
Đọc tiếp, người thấy có đoạn viết: "Nhung con chim hoạ mi mới thật là kỳ diệu!" Hoàng đế ngạc nhiên:
- Gì thế này? Con chim hoạ mi à? Sao ta lại không biết nhỉ? Có đúng là trong giang sơn ta; hơn nữa lại ngay trong vườn của ta, lại có một con chim như thế không? Ta chưa hề nghe nói bao giờ, lạ thật!
Hoàng đế truyền gọi quan thị lang là người cầm quyền cao chức trọng; mỗi khi có kẻ dưới đến trình báo hay thỉnh cầu điều gì, ngài chỉ trả lời cộc lốc: "Hớ!"
Hoàng đế phán hỏi:
- ở đây chừng như có một con chim người ta gọi là hoạ mi. Thiên hạ cho rằng con chim này là loại chim quý hiếm. Vậy sao chưa thấy ai tâu với Trẫm?"
Quan thị lang thưa:
- "Muôn tâu bệ hạ, chính hạ thần cũng chưa nghe thấy nói bao giờ và cũng chưa thấy ai đem đến tiến cử".
- Vậy ngay tối nay phải đem nó đến hót cho Trẫm nghe. Thiên hạ biết đến vật báu của Trẫm mà riêng Trẫm lại không biết!
Quan Thị Lang tâu:
- Muôn tâu bệ hạ, thực tình hạ thần chưa hề thấy con chim ấy, nhưng hạ thần xin đi tìm nhất định sẽ tìm được.
Nhưng tìm đâu? Quan Thị Lang đã leo lên khắp lầu son gác tía, qua khắp các cung điện và đường lối đi lại, gặp ai cũng hỏi, nhưng chẳng ai biết gì về chim họa mi cả.
Quan Thị Lang lại vào chầu hoàng đế:
- Tâu thánh thượng - Ngài nói - Có lẽ sách đã đánh lừa độc giả, xin bệ hạ đừng tin, đây chỉ là chuyện hoang đường.
Hoàng đế phán:
- Những sách ta xem là những sách của Hoàng đế Nhật Bản gửi tặng, lẽ nào lại là chuyện bịa đặt? Trẫm muốn được nghe chim hoạ mi hót ngay tối nay. Trẫm sẽ ban thưởng cho chim nhiều ân huệ. Nếu không đưa được hoạ mi đến thì cả triều đình sẽ bị phạt giẫm lên bụng sau khi ăn cơm no.
Quan Thị lang cúi chào Hoàng thượng ra về. Rồi ngài chạy tới chạy lui, leo lên leo xuống, khắp cả lầu son gác tía, vào khắp các phòng trong hoàng cung, sục sạo mọi ngõ ngách, một nửa triều thần cũng làm như thế, vì chẳng ai muốn chịu tội giẫm lên bụng. Rõ là một cuộc chạy đua loạn xạ để tìm một con chim cả thiên hạ biết tiếng chỉ trừ Hoàng đế và đình thần.
Cuối cùng họ vớ được một cô bé thị tì.
- Trời ơi! - Cô bé kêu lên - Con chim họa mi! cháu biết! Nó hót hay lắm! Chiều nào mang cơm thừa cho mẹ đang ốm, lúc về mỏi chân đứng nghỉ trong rừng, cháu cũng được nghe nó hót. Những lúc ấy cháu thấy sung sướng đến chảy nước mắt như khi được mẹ cháu ôm hôn vậy.
Quan Thị lang nói như reo:
- Cháu bé ngoan lắm! Cháu hãy đưa ta đến chỗ họa mi đậu, ta sẽ ban cho cháu một chức vị ở trong nhà bếp và cho phép cháu được vào xem Hoàng đế ngự thiện. Cháu cần đi ngay vì tối nay đã phải đem chim đến hót cho Hoàng đế nghe.
Cả một nửa triều đình theo con bé thị tì vào rừng nơi có hoạ mi hót. Dọc đường bỗng nghe tiếng bò rống, một thị đồng reo lên: Họa mi đấy! Chim gì mà lớn tiếng thế! Hình như tôi đã được nghe ở đâu rồi!
Nữ tì nói:
- Không phải đâu! Bò rống đấy! Còn phải đi lâu mới tới!
Lúc sau lại có tiếng ì uôm của một con ễch ương ở trong ao. Pháp tăng trong triều cũng đi theo đoàn reo lên:
- Hoạ mi đấy! Nghe sao mà thánh thót thế! Chưa bao giờ bần tăng được nghe một giọng chim hót hay như thế!
Nữ tì nói:
- Không phải đâu! Đấy là ếch ương!
Đi thêm một quãng, thị tì bảo mọi người:
- Hãy im lặng mà nghe! Nó đấy! Hoạ mi đấy - Thị tì nói và chỉ một con chim nhỏ lông xám đang đậu trên một cành cây.
Quang Thị lang ngạc nhiên:
- Hoạ mi đấy à? Ta cứ tưởng nó đẹp kia chứ? Bộ lông nó trông tầm thường quá! Hay là trước mặt đông đủ quần thần nó sợ, tái sắc đi?
Thị tì cất tiếng gọi:
- Hoạ mi ơi! Hoàng đế muốn nghe hoạ mi hót đấy.
- Rất vui lòng! - Hoạ mi trả lời.
Và cất tiếng hót thánh thót mê hồn.
Quan thị lang khen:
- Nghe trong như những tiếng nhạc bằng pha lê. Cái cổ họng nó xinh xắn cứ phập phồng. Thế mà chưa bao giờ được nghe hoạ mi hót cũng tiếc thật. Vào hoàng cung chắc nó sẽ được triều đình và hoàng gia nhiệt liệt hoan nghênh.
Tưởng hoàng đế có mặt ở đấy, họa mi hỏi:
- Tôi có phải hót lần nữa cho thánh thượng nghe không?
Quan thị lang nói:
- Hoạ mi ơi! Người hãy theo chúng ta về cung hót cho Hoàng đế mê say.
- Giọng hót của tôi ở chốn rừng này, dưới vòm cây này, mới là hay nhất.
Hoạ mi nói thế, nhưng khi biết Hoàng đế muốn nó đến hót tại hoàng cung, nó cũng vui lòng đi theo.
ở hoàng cung người ta đã chuẩn bị tiếp thật long trọng.
Hàng ngàn cây đèn bằng vàng sáng chói trên sân rồng và trên các bệ bằng sứ. Hàng hiên rực rỡ những chậu hoa hiếm thấy, chuông bạc ngân vang mỗi khi gió thoảng nhẹ.
Chính giữa đại diện, nơi Hoàng đế ngự có để sẵn một cành cây bằng vàng cho chim đến đậu. Văn võ bá quan tề tựu đông đủ; cả cô thị tì mới được phong chức đầu bếp, cũng được phép đến nấp nghe sau cánh cửa. Các quan đều mặc phẩm phục, chăm chú chiêm ngưỡng con chim màu xám đang líu lo trên cành vàng.
Hoạ mi hót hay đến nỗi Hoàng đế xúc động, sụt sùi, nước mắt giàn giụa. Người rất hài lòng, truyền đeo chiếc thẻ bà bằng vàng vào cổ chim để thưởng công. Nhưng hoạ mi khước từ nói:
- Như thế này là vinh dự cho tôi lắm rồi! Được thấy những giọt nước mắt của Hoàng đế nhỏ khi nghe tôi hót là một ân huệ lớn đối với tôi.
Hoạ mi lại cất tiếng hót êm đềm thấm thía như để tạ ơn.
Các bà phu nhân thì thào với nhau:
- Không còn gì tuyệt bằng.
Có bà còn ngậm tí nước vào miệng, khẽ lấy giọng ro ro trong cổ bắt chước tiếng chim. Trong bụng nghĩ cứ làm như thế giọng các bà sẽ biến thành giọng hoạ mi.
Ngay cả các nữ tì, thị vị, những người khách khó tính nhất cũng nhiệt liệt ca ngợi giọng hót của hoạ mi.
Như vậy hoạ mi được cả triều đình và hoàng gia ca ngợi.
Hoàng đế truyền ban cho hoạ mi một chiếc lồng sơn son treo trong cung, chim được phép ra ngoài mỗi ngày hai lần mỗi đêm một lần. Mỗi khi ra ngoài chim được mười hai quan hầu đi theo, mỗi người nâng một sợi tơ buộc vào chân chim. Kiểu du ngoạn như vậy, hoạ mi chẳng thích thú gì.
Cả kinh thành náo nức về con chim. Ai đẻ con cũng muốn đặt tên là hoạ mi, kể cả những đứa có giọng khàn khàn.
Một hôm Hoàng đế nhận được một gói gửi đến bên ngài đề hai chữ "Hoạ mi".
Hoàng đế mở gói, bụng nghĩ chắc lại là một quyển sách nói về chim Hoạ mi.
Nhưng không phải. Trong gói lại là một con hoạ mi nhân tạo, giống hệt con hoạ mi thật, mình, dát đầy kim cương, ngọc xanh ngọc đỏ. Hễ vặn máy chim lại hót lên như hoạ mi thật, cái đuôi vẫy vẫy óng ánh sợi vàng sợi bạc. Cổ chim hoạ mi đeo một cái vòng, trên khắc dòng chữ:
"Tôi là họa mi của Hoàng đế Nhật Bản, tôi chưa sánh được với Hoạ mi của hoàng đế Trung Hoa".
Cả triều đình reo lên:
- Tuyệt quá!
Hoàng đế phong cho người mang hoạ mi giả một chức vị cao và ban thưởng.
Triều thần có người bàn cho hai con chim cùng hót, để được nghe một bản song ca của hai con chim hoạ mi tuyệt diệu.
Người ta đã thử nhưng không được, vì con chim hoạ mi thật hót một kiểu riêng của nó, còn hoạ mi giả cứ hót theo nhịp ba.
Quan chưởng nhạc đã biện hộ cho hoạ mi máy nói rằng nó hót không sai đâu, rất đúng nhịp, tôi cũng thường dạy trên lớp như thế.
Nghe quan chưởng nhạc nói vậy, người ta bèn cho chim giả hót một mình. Nó hót rất hay, chẳng kém gì chim thật, lại đẹp nữa, lúc nó hót cứ lóng lánh như nạm kim cương.
Nó có thể hót thông luôn một lúc ba mươi lần mà vẫn hay, người nghe không thấy chán, vẫn cứ muốn nghe nữa. Nhưng Hoàng đế truyền để chim thật hót một lúc.
Nhưng nhìn trước nhìn sau chẳng thấy chim thật. Thì ra trong lúc mọi người mải mê nghe chim giả hót thì chim thật đã bay về chốn rừng xanh.
Hoàng đế sửng sốt:
- Thế là thế nào?
Quần thần tỏ vẻ tức giận, kết tội chim vong ân bội nghĩa. Cũng có người an ủi như vậy còn là may vì còn giữ được con hay nhất.
Thế là chim giả lại phải hót, có một bài mà nó cứ hót đi hót lại đến mấy chục lần.
Quan chưởng nhạc hết lời ca tụng chim máy, quan quả quyết nó hơn hẳn chim thật, không chỉ vì nó có bộ lông đẹp mà chính vì tài nghệ của nó.
- Muôn tâu bệ hạ - quan chưởng nhạc trình lên Hoàng đế - với con chim thật, chẳng ai biết được nó sẽ hót bài gì; nhưng với con chim máy thì các bài hót được sắp xếp theo một trật tự nhất định, cứ mở máy các bài sẽ lần lượt hót lên. Cứ việc tháo máy ra, xem các bánh xe sắp đặt thế nào thì hiểu được cách chuyển động của máy và cách phát ra tiếng hót.
Mọi người tán thành ý kiến của quan chưởng nhạc.
Hoàng đế phán rằng phải để dân chúng được nghe chim máy hót, nên chủ nhật quan Chưởng nhạc đem chim máy cho dân chúng nghe.
Dân chúng được nghe hoạ mi hót, ai cũng tấm tắc khen, sau mỗi bài mọi người lại chỉ tay lên trời, lắc đầu kêu "ồ"!
Nhưng có một anh thuyền chài nghèo, đã nhiều lần được nghe hoạ mi hót, lại nói như thế này.
- Khá hay đấy! Khá giống hoạ mi thật đấy! Nhưng nghe như còn thiếu một cái gì ấy.
Vậy là chim thật đã ra khỏi hoàng cung; chim máy được đưa lên địa vị độc tôn.
Người ta đặt nó trên một đệm gấm, bên cạnh giường ngự, xung quanh xếp đầy những bội tinh, châu báu, vàng ngọc là những thứ chim được ban thưởng. Nó được hoàng đế phong cho chức tước cao quý. Về ngôi thứ lâm triều, chim được xếp hàng đầu, bên trái, là thứ bậc cao nhất triều đình.
Quang chưởng nhạc viết một pho sách mười lăm chương ca tụng chim hoạ mi máy, lời lẽ uyên bác, cao siêu. Ai đọc bộ sách ấy cũng gật gù tỏ ra thông hiểu, để khỏi mang tiếng dốt nát.
Sau một năm, Hoàng đế ,triều thần, và cả nước đều thuộc lòng những bài do chim máy hót. Người ta có thể đồng ca với chim. Từ Hoàng đế đến chú bé ngoài phố cũng biết hót.
Rõ thật là hay!
Nhưng một hôm, chim máy đang hót cho Hoàng đế nghe thì bỗng có tiêng kêu đánh sạch trong nụng chim. Dường như có cái gì bị gẫy, các bánh xe quay loạn xạ nghe xoàn xoạt, rồi chim ngừng hót.
Hoàng đế truyền gọi quan ngự y đến bắt mạch chữa cho chim. Nhưng quan ngự y từ chối vì không thuộc chuyên môn của người. Triều đình phải cho gọi một thợ chữa đồng hồ đến. Anh thợ đồng hồ tháo tung cỗ máy xem xét nói rằng các bánh xe mòn nhiều, không có đồ thay; chỉ có thể lắp lại dùng tạm, mỗi năm chỉ được cho chim hót một lần. Nghe tin thần dân cả nước bàng hoàng. Tiếng chim máy hót bây giờ nghe rèn rẹt, nhưng quan chưởng nhạc vẫn khăng khăng rằng tiếng chim máy hót vẫn du dương như trước.
Năm năm sau, nhân dân trong nước nghe một tin dữ. Hoàng đế muôn vàn kính yêu của họ lâm bệnh nặng, không cứu chữa được. Đình thần đã chọn người kế vị. Dân chúng nhớn nhác đến dinh quan thị lang hỏi thăm tin tức.
Hoàng đế tái ngắt, giá lạnh trong long sàng. Văn võ bá quan tưởng người đã băng hà rối rít, xun xoe quanh vị vua mới. Tróng khi đó thị vị và nữ tì vui chơi, thoả thích chuyện gẫu và uống nước chè.
Hoàng đế đáng thương đang hấp hối, người chỉ còn thoi thóp thở.
Cảm thấy có vật gì đè lên ngực, người mở mắt và nhìn thấy thần chết đang cười với người. Thần chết đã lột mũ miện của người, một tay cầm xạ kích một tay cầm hoàng kỳ. Từ các nếp màn che quanh long sàng ló ra những cái đầu lâu kỳ quái; có những cái trông gớm ghiếc, lại có những cái trông nhân từ. Đó là công đức và tội lỗi của Hoàng đế hiện về trong khi thần chết đè nặng lên trái tim người.
- Còn nhớ không? Nhà vua còn nhớ không?
Cái đầu lâu lần lượt hỏi tội nhà vua. Chúng kể ra không biết bao nhiêu là tội, khiến nhà vua toát hết cả mồ hôi và kêu lên:
- Nhưng ta đâu có biết những chuyện ấy?
Rồi ngài hò: Cử nhạc lên! Khua trống cái lên! Ta không muốn nghe những lời ma quái nữa!
Mặt ma vẫn cứ trơ trơ, còn thần chết thì vẫn lắc lư cái đầu.
Hoàng đế lại thét lên:
- Cử nhạc! Cử nhạc mau! Chim vàng thân yêu! Hãy hót đi! Hót lên! Ta sẽ ban thưởng cho người vàng bạc, châu báu và chiếc bài vàng. Hót lên! Hót lên đi!
Nhưng chẳng có ai vặn máy, nên chim cứ im lìm. Còn thần chết thì vẫn giương đôi mắt thao láo, trống hốc, nhìn chằm chằm Hoàng đế.
Giữa lúc đó, từ ngoài cửa sổ nổi lên tiếng hót tuyệt vời. Chim hoạ mi bé nhỏ đã từ rừng xanh bay về đậu trên cành cây ngoài vườn. Nghe tin Hoàng đế ốm nặng, chim đã bay về mang lại cho người nguồn sinh lực bằng tiếng hót của mình.
Tiếng hót của họa mi vang lên, bóng ma tan dần, máu lại lưu thông trong huyết quản của nhà vua. Thần chết cũng phải lặng đi trước tiếng hót của hoạ mi, rồi lại khuyến khích:
- Cứ hót đi! Hoạ mi! Cứ hót đi!
- Được! nhưng phải trao lại kiếm vàng và mũ miện cho Hoàng đế!
Sau mỗi bài hót của chim, thần chết lại trao trả một bảo vật. Chim tiếp tục hót, ca ngợi cảnh thanh bình nơi nghĩa trang đầy hoa thơm, cỏ lạ. Thần chết không cầm nỗi lòng mong muốn trở lại khu vườn của mình, đã hoá thành một đám mấy trắng bay qua cửa sổ và biến mất.
Hoàng đế reo lên:
- Cảm ơn chim! Cảm ơn chim yêu quí! Ta đã nhận ra hoạ mi rồi. Ta đã vô tình để chim ra khỏi hoàng cung, vậy mà chim vẫn quay về, lại giúp ta xua đuổi tà ma, cứu ta ra khỏi tay thần chết. Ơn ấy không bao giờ ta quên.
Hoạ mi đáp:
- Nhà vua ban thưởng cho chim nhiều rồi. Những giọt nước mắt, nhà vua nhỏ lần đầu tiên nghe chim hót, chim không bao giờ quên cảnh tượng ấy. Đối với một ca sĩ, không có vàng bạc châu báu nào quý giá bằng. Bây giờ xin Hoàng đế yên nghỉ để hoạ mi hót cho người nghe cho mau bình phục.
Rồi hoạ mi lại hót, hoàng đế lại thiếp đi trong giấc ngủ hồi sinh êm đềm.
Lúc ánh bình minh chiếu qua cửa sổ rọi tới long sàng, nhà vua tỉnh giấc trong người sảng khoái vô cùng. Chung quanh chẳng có ai đến hầu, vì họ yên trí vô nhà vua đã băng hà. Duy chỉ có hoạ mi vẫn một mình líu lo bên cạnh Hoàng đế.
Hoàng đế bảo chim:
- Từ nay hoa mi luôn ở bên ta để hót cho ta nghe, còn con chi giả ta sẽ đập tan thành trăm mảnh.
Hoạ mi vội can:
- Xin nhà vua đừng làm như vậy. Chim máy đã làm hết sức của nó, nên giữ nó lại. Còn tôi, tôi không quen sống trong hoàng cung. Xin nhà vua cho phép tôi về rừng, chiều chiều tôi sẽ bay lại đây, đậu trên cành cây, trước cửa sổ này để hót cho nhà vua nghe. Chim sẽ hót lên cuộc đời của những kẻ sung sướng nhưng cuộc đời cũng như cuộc đời của những người đau khổ. Chim sẽ hót lên những điều tốt cũng như những điều xấu người ta chung quanh nhà vua. Tiếng hót của hoạ mi bé nhỏ này sẽ lọt tới những người dân chài nghèo khổ, của những nông dân bần hàn, đến tận những nơi xa hoàng đế và triều đình. Hoạ mi kính trọng tấm lòng nhà vua hơn cả ngai vàng, mặc dầu ngai vàng là biểu hiện thiêng liêng.
Chim sẽ đến, sẽ hót, nhưng chỉ xin nhà vua một điều
- Chim muốn xin gì trẫm cũng ban - nhà vua nói và đứng dậy ghi chặt thanh kiếm nạm ngọc quí vào ngực.
- Chim chỉ xin bệ hạ một điều là đừng nói cho bất cứ ai biết rằng bệ hạ có một con chim nhỏ đã tâu lên cho bệ hạ biết tất cả mọi điều. Như thế mọi việc sẽ êm đẹp.
Nói rồi chim cất cánh bay đi.
Lúc ấy triều thần bước vào. Họ yên trí hoàng đế đã băng hà. Nhưng mọi người sửng sốt thấy nhà vua đứng dậy quay về phía họ mà phán rằng:
- Chào các ngươi
Kết Thúc (END)
Câu chuyện này xảy ra lâu lắm rồi, nhưng chính vì thế mà phải kể lại để người ta khỏi quên đi.
Cung điện của Hoàng đế đẹp nhất trần gian, làm bằng một loại sứ rất quý, nhưng dễ vỡ, mỗi khi chạm đến phải thật nhẹ tay, nhẹ chân. Trong vườn Thượng uyển trồng toàn những loại hoa quý, rất kỳ lạ, những bông hoa đẹp nhất phải đeo lục lạc bằng bạc để cho du khách khi đến xem phải lưu ý. Khu vườn được chăm sóc kỳ công và trải rộng, ngay người làm vườn cũng không biết đến đâu là hết. Càng đi càng gặp nhiều điều kỳ thú, những cây cao bóng cả vươn dài, những hồ rộng mênh mông sâu thẳm. Rừng thoai thoải xuống biển, trên làn nước xanh những con thuyền lớn có thể lướt dưới bóng cây. Nơi đây có con hoạ mi thường cất tiếng hót mê hồn. Một anh thuyền chài nghèo khổ lòng chứa chất bao nỗi lo toan dăng lưới đi qua, nghe tiếng chim hót cũng phải dừng lại nghe. Anh reo lên: "Trời ơi, Thánh thót biết bao".
Nhưng rồi mải mê với công việc, anh ta quên chim ngay. Đêm sau đi dăng lưới qua đấy, anh lại nghe tiếng chim hót: anh lại đứng lại nghe và lại reo lên: "Trời ơi, Thánh thót biết bao"
Khách tham quan từ nhiều nước trên thế giới kéo đến hoàng thành. Họ ca ngợi hoàng cung và vườn thượng uyển; nhưng khi nghe họa mi hót, họ đồng thanh reo lên: Đấy mới là điều kỳ diệu".
Trở về quê hương, họ thuật lại những điều mắt thấy tai nghe. Nhiều học giả đã viết thành sách ca tụng hoàng thành, hoàng cung và vườn thượng uyển; nhưng người ta ca tụng hoạ mi nhiều hơn cả, những thi sĩ nổi tiếng đã làm những bài thơ kiệt tác để ca ngợi con chim hoạ mi hót hay trong khu rừng bên bờ biển. Sách được truyền đi khắp nơi, có quyển lọt vào tay Hoàng đế. Người chăm chú đọc, nhiều lúc gật đầu tán thưởng những đoạn văn hay ca tụng hoàng thành, hoàng cung và vườn thượng uyển.
Đọc tiếp, người thấy có đoạn viết: "Nhung con chim hoạ mi mới thật là kỳ diệu!" Hoàng đế ngạc nhiên:
- Gì thế này? Con chim hoạ mi à? Sao ta lại không biết nhỉ? Có đúng là trong giang sơn ta; hơn nữa lại ngay trong vườn của ta, lại có một con chim như thế không? Ta chưa hề nghe nói bao giờ, lạ thật!
Hoàng đế truyền gọi quan thị lang là người cầm quyền cao chức trọng; mỗi khi có kẻ dưới đến trình báo hay thỉnh cầu điều gì, ngài chỉ trả lời cộc lốc: "Hớ!"
Hoàng đế phán hỏi:
- ở đây chừng như có một con chim người ta gọi là hoạ mi. Thiên hạ cho rằng con chim này là loại chim quý hiếm. Vậy sao chưa thấy ai tâu với Trẫm?"
Quan thị lang thưa:
- "Muôn tâu bệ hạ, chính hạ thần cũng chưa nghe thấy nói bao giờ và cũng chưa thấy ai đem đến tiến cử".
- Vậy ngay tối nay phải đem nó đến hót cho Trẫm nghe. Thiên hạ biết đến vật báu của Trẫm mà riêng Trẫm lại không biết!
Quan Thị Lang tâu:
- Muôn tâu bệ hạ, thực tình hạ thần chưa hề thấy con chim ấy, nhưng hạ thần xin đi tìm nhất định sẽ tìm được.
Nhưng tìm đâu? Quan Thị Lang đã leo lên khắp lầu son gác tía, qua khắp các cung điện và đường lối đi lại, gặp ai cũng hỏi, nhưng chẳng ai biết gì về chim họa mi cả.
Quan Thị Lang lại vào chầu hoàng đế:
- Tâu thánh thượng - Ngài nói - Có lẽ sách đã đánh lừa độc giả, xin bệ hạ đừng tin, đây chỉ là chuyện hoang đường.
Hoàng đế phán:
- Những sách ta xem là những sách của Hoàng đế Nhật Bản gửi tặng, lẽ nào lại là chuyện bịa đặt? Trẫm muốn được nghe chim hoạ mi hót ngay tối nay. Trẫm sẽ ban thưởng cho chim nhiều ân huệ. Nếu không đưa được hoạ mi đến thì cả triều đình sẽ bị phạt giẫm lên bụng sau khi ăn cơm no.
Quan Thị lang cúi chào Hoàng thượng ra về. Rồi ngài chạy tới chạy lui, leo lên leo xuống, khắp cả lầu son gác tía, vào khắp các phòng trong hoàng cung, sục sạo mọi ngõ ngách, một nửa triều thần cũng làm như thế, vì chẳng ai muốn chịu tội giẫm lên bụng. Rõ là một cuộc chạy đua loạn xạ để tìm một con chim cả thiên hạ biết tiếng chỉ trừ Hoàng đế và đình thần.
Cuối cùng họ vớ được một cô bé thị tì.
- Trời ơi! - Cô bé kêu lên - Con chim họa mi! cháu biết! Nó hót hay lắm! Chiều nào mang cơm thừa cho mẹ đang ốm, lúc về mỏi chân đứng nghỉ trong rừng, cháu cũng được nghe nó hót. Những lúc ấy cháu thấy sung sướng đến chảy nước mắt như khi được mẹ cháu ôm hôn vậy.
Quan Thị lang nói như reo:
- Cháu bé ngoan lắm! Cháu hãy đưa ta đến chỗ họa mi đậu, ta sẽ ban cho cháu một chức vị ở trong nhà bếp và cho phép cháu được vào xem Hoàng đế ngự thiện. Cháu cần đi ngay vì tối nay đã phải đem chim đến hót cho Hoàng đế nghe.
Cả một nửa triều đình theo con bé thị tì vào rừng nơi có hoạ mi hót. Dọc đường bỗng nghe tiếng bò rống, một thị đồng reo lên: Họa mi đấy! Chim gì mà lớn tiếng thế! Hình như tôi đã được nghe ở đâu rồi!
Nữ tì nói:
- Không phải đâu! Bò rống đấy! Còn phải đi lâu mới tới!
Lúc sau lại có tiếng ì uôm của một con ễch ương ở trong ao. Pháp tăng trong triều cũng đi theo đoàn reo lên:
- Hoạ mi đấy! Nghe sao mà thánh thót thế! Chưa bao giờ bần tăng được nghe một giọng chim hót hay như thế!
Nữ tì nói:
- Không phải đâu! Đấy là ếch ương!
Đi thêm một quãng, thị tì bảo mọi người:
- Hãy im lặng mà nghe! Nó đấy! Hoạ mi đấy - Thị tì nói và chỉ một con chim nhỏ lông xám đang đậu trên một cành cây.
Quang Thị lang ngạc nhiên:
- Hoạ mi đấy à? Ta cứ tưởng nó đẹp kia chứ? Bộ lông nó trông tầm thường quá! Hay là trước mặt đông đủ quần thần nó sợ, tái sắc đi?
Thị tì cất tiếng gọi:
- Hoạ mi ơi! Hoàng đế muốn nghe hoạ mi hót đấy.
- Rất vui lòng! - Hoạ mi trả lời.
Và cất tiếng hót thánh thót mê hồn.
Quan thị lang khen:
- Nghe trong như những tiếng nhạc bằng pha lê. Cái cổ họng nó xinh xắn cứ phập phồng. Thế mà chưa bao giờ được nghe hoạ mi hót cũng tiếc thật. Vào hoàng cung chắc nó sẽ được triều đình và hoàng gia nhiệt liệt hoan nghênh.
Tưởng hoàng đế có mặt ở đấy, họa mi hỏi:
- Tôi có phải hót lần nữa cho thánh thượng nghe không?
Quan thị lang nói:
- Hoạ mi ơi! Người hãy theo chúng ta về cung hót cho Hoàng đế mê say.
- Giọng hót của tôi ở chốn rừng này, dưới vòm cây này, mới là hay nhất.
Hoạ mi nói thế, nhưng khi biết Hoàng đế muốn nó đến hót tại hoàng cung, nó cũng vui lòng đi theo.
ở hoàng cung người ta đã chuẩn bị tiếp thật long trọng.
Hàng ngàn cây đèn bằng vàng sáng chói trên sân rồng và trên các bệ bằng sứ. Hàng hiên rực rỡ những chậu hoa hiếm thấy, chuông bạc ngân vang mỗi khi gió thoảng nhẹ.
Chính giữa đại diện, nơi Hoàng đế ngự có để sẵn một cành cây bằng vàng cho chim đến đậu. Văn võ bá quan tề tựu đông đủ; cả cô thị tì mới được phong chức đầu bếp, cũng được phép đến nấp nghe sau cánh cửa. Các quan đều mặc phẩm phục, chăm chú chiêm ngưỡng con chim màu xám đang líu lo trên cành vàng.
Hoạ mi hót hay đến nỗi Hoàng đế xúc động, sụt sùi, nước mắt giàn giụa. Người rất hài lòng, truyền đeo chiếc thẻ bà bằng vàng vào cổ chim để thưởng công. Nhưng hoạ mi khước từ nói:
- Như thế này là vinh dự cho tôi lắm rồi! Được thấy những giọt nước mắt của Hoàng đế nhỏ khi nghe tôi hót là một ân huệ lớn đối với tôi.
Hoạ mi lại cất tiếng hót êm đềm thấm thía như để tạ ơn.
Các bà phu nhân thì thào với nhau:
- Không còn gì tuyệt bằng.
Có bà còn ngậm tí nước vào miệng, khẽ lấy giọng ro ro trong cổ bắt chước tiếng chim. Trong bụng nghĩ cứ làm như thế giọng các bà sẽ biến thành giọng hoạ mi.
Ngay cả các nữ tì, thị vị, những người khách khó tính nhất cũng nhiệt liệt ca ngợi giọng hót của hoạ mi.
Như vậy hoạ mi được cả triều đình và hoàng gia ca ngợi.
Hoàng đế truyền ban cho hoạ mi một chiếc lồng sơn son treo trong cung, chim được phép ra ngoài mỗi ngày hai lần mỗi đêm một lần. Mỗi khi ra ngoài chim được mười hai quan hầu đi theo, mỗi người nâng một sợi tơ buộc vào chân chim. Kiểu du ngoạn như vậy, hoạ mi chẳng thích thú gì.
Cả kinh thành náo nức về con chim. Ai đẻ con cũng muốn đặt tên là hoạ mi, kể cả những đứa có giọng khàn khàn.
Một hôm Hoàng đế nhận được một gói gửi đến bên ngài đề hai chữ "Hoạ mi".
Hoàng đế mở gói, bụng nghĩ chắc lại là một quyển sách nói về chim Hoạ mi.
Nhưng không phải. Trong gói lại là một con hoạ mi nhân tạo, giống hệt con hoạ mi thật, mình, dát đầy kim cương, ngọc xanh ngọc đỏ. Hễ vặn máy chim lại hót lên như hoạ mi thật, cái đuôi vẫy vẫy óng ánh sợi vàng sợi bạc. Cổ chim hoạ mi đeo một cái vòng, trên khắc dòng chữ:
"Tôi là họa mi của Hoàng đế Nhật Bản, tôi chưa sánh được với Hoạ mi của hoàng đế Trung Hoa".
Cả triều đình reo lên:
- Tuyệt quá!
Hoàng đế phong cho người mang hoạ mi giả một chức vị cao và ban thưởng.
Triều thần có người bàn cho hai con chim cùng hót, để được nghe một bản song ca của hai con chim hoạ mi tuyệt diệu.
Người ta đã thử nhưng không được, vì con chim hoạ mi thật hót một kiểu riêng của nó, còn hoạ mi giả cứ hót theo nhịp ba.
Quan chưởng nhạc đã biện hộ cho hoạ mi máy nói rằng nó hót không sai đâu, rất đúng nhịp, tôi cũng thường dạy trên lớp như thế.
Nghe quan chưởng nhạc nói vậy, người ta bèn cho chim giả hót một mình. Nó hót rất hay, chẳng kém gì chim thật, lại đẹp nữa, lúc nó hót cứ lóng lánh như nạm kim cương.
Nó có thể hót thông luôn một lúc ba mươi lần mà vẫn hay, người nghe không thấy chán, vẫn cứ muốn nghe nữa. Nhưng Hoàng đế truyền để chim thật hót một lúc.
Nhưng nhìn trước nhìn sau chẳng thấy chim thật. Thì ra trong lúc mọi người mải mê nghe chim giả hót thì chim thật đã bay về chốn rừng xanh.
Hoàng đế sửng sốt:
- Thế là thế nào?
Quần thần tỏ vẻ tức giận, kết tội chim vong ân bội nghĩa. Cũng có người an ủi như vậy còn là may vì còn giữ được con hay nhất.
Thế là chim giả lại phải hót, có một bài mà nó cứ hót đi hót lại đến mấy chục lần.
Quan chưởng nhạc hết lời ca tụng chim máy, quan quả quyết nó hơn hẳn chim thật, không chỉ vì nó có bộ lông đẹp mà chính vì tài nghệ của nó.
- Muôn tâu bệ hạ - quan chưởng nhạc trình lên Hoàng đế - với con chim thật, chẳng ai biết được nó sẽ hót bài gì; nhưng với con chim máy thì các bài hót được sắp xếp theo một trật tự nhất định, cứ mở máy các bài sẽ lần lượt hót lên. Cứ việc tháo máy ra, xem các bánh xe sắp đặt thế nào thì hiểu được cách chuyển động của máy và cách phát ra tiếng hót.
Mọi người tán thành ý kiến của quan chưởng nhạc.
Hoàng đế phán rằng phải để dân chúng được nghe chim máy hót, nên chủ nhật quan Chưởng nhạc đem chim máy cho dân chúng nghe.
Dân chúng được nghe hoạ mi hót, ai cũng tấm tắc khen, sau mỗi bài mọi người lại chỉ tay lên trời, lắc đầu kêu "ồ"!
Nhưng có một anh thuyền chài nghèo, đã nhiều lần được nghe hoạ mi hót, lại nói như thế này.
- Khá hay đấy! Khá giống hoạ mi thật đấy! Nhưng nghe như còn thiếu một cái gì ấy.
Vậy là chim thật đã ra khỏi hoàng cung; chim máy được đưa lên địa vị độc tôn.
Người ta đặt nó trên một đệm gấm, bên cạnh giường ngự, xung quanh xếp đầy những bội tinh, châu báu, vàng ngọc là những thứ chim được ban thưởng. Nó được hoàng đế phong cho chức tước cao quý. Về ngôi thứ lâm triều, chim được xếp hàng đầu, bên trái, là thứ bậc cao nhất triều đình.
Quang chưởng nhạc viết một pho sách mười lăm chương ca tụng chim hoạ mi máy, lời lẽ uyên bác, cao siêu. Ai đọc bộ sách ấy cũng gật gù tỏ ra thông hiểu, để khỏi mang tiếng dốt nát.
Sau một năm, Hoàng đế ,triều thần, và cả nước đều thuộc lòng những bài do chim máy hót. Người ta có thể đồng ca với chim. Từ Hoàng đế đến chú bé ngoài phố cũng biết hót.
Rõ thật là hay!
Nhưng một hôm, chim máy đang hót cho Hoàng đế nghe thì bỗng có tiêng kêu đánh sạch trong nụng chim. Dường như có cái gì bị gẫy, các bánh xe quay loạn xạ nghe xoàn xoạt, rồi chim ngừng hót.
Hoàng đế truyền gọi quan ngự y đến bắt mạch chữa cho chim. Nhưng quan ngự y từ chối vì không thuộc chuyên môn của người. Triều đình phải cho gọi một thợ chữa đồng hồ đến. Anh thợ đồng hồ tháo tung cỗ máy xem xét nói rằng các bánh xe mòn nhiều, không có đồ thay; chỉ có thể lắp lại dùng tạm, mỗi năm chỉ được cho chim hót một lần. Nghe tin thần dân cả nước bàng hoàng. Tiếng chim máy hót bây giờ nghe rèn rẹt, nhưng quan chưởng nhạc vẫn khăng khăng rằng tiếng chim máy hót vẫn du dương như trước.
Năm năm sau, nhân dân trong nước nghe một tin dữ. Hoàng đế muôn vàn kính yêu của họ lâm bệnh nặng, không cứu chữa được. Đình thần đã chọn người kế vị. Dân chúng nhớn nhác đến dinh quan thị lang hỏi thăm tin tức.
Hoàng đế tái ngắt, giá lạnh trong long sàng. Văn võ bá quan tưởng người đã băng hà rối rít, xun xoe quanh vị vua mới. Tróng khi đó thị vị và nữ tì vui chơi, thoả thích chuyện gẫu và uống nước chè.
Hoàng đế đáng thương đang hấp hối, người chỉ còn thoi thóp thở.
Cảm thấy có vật gì đè lên ngực, người mở mắt và nhìn thấy thần chết đang cười với người. Thần chết đã lột mũ miện của người, một tay cầm xạ kích một tay cầm hoàng kỳ. Từ các nếp màn che quanh long sàng ló ra những cái đầu lâu kỳ quái; có những cái trông gớm ghiếc, lại có những cái trông nhân từ. Đó là công đức và tội lỗi của Hoàng đế hiện về trong khi thần chết đè nặng lên trái tim người.
- Còn nhớ không? Nhà vua còn nhớ không?
Cái đầu lâu lần lượt hỏi tội nhà vua. Chúng kể ra không biết bao nhiêu là tội, khiến nhà vua toát hết cả mồ hôi và kêu lên:
- Nhưng ta đâu có biết những chuyện ấy?
Rồi ngài hò: Cử nhạc lên! Khua trống cái lên! Ta không muốn nghe những lời ma quái nữa!
Mặt ma vẫn cứ trơ trơ, còn thần chết thì vẫn lắc lư cái đầu.
Hoàng đế lại thét lên:
- Cử nhạc! Cử nhạc mau! Chim vàng thân yêu! Hãy hót đi! Hót lên! Ta sẽ ban thưởng cho người vàng bạc, châu báu và chiếc bài vàng. Hót lên! Hót lên đi!
Nhưng chẳng có ai vặn máy, nên chim cứ im lìm. Còn thần chết thì vẫn giương đôi mắt thao láo, trống hốc, nhìn chằm chằm Hoàng đế.
Giữa lúc đó, từ ngoài cửa sổ nổi lên tiếng hót tuyệt vời. Chim hoạ mi bé nhỏ đã từ rừng xanh bay về đậu trên cành cây ngoài vườn. Nghe tin Hoàng đế ốm nặng, chim đã bay về mang lại cho người nguồn sinh lực bằng tiếng hót của mình.
Tiếng hót của họa mi vang lên, bóng ma tan dần, máu lại lưu thông trong huyết quản của nhà vua. Thần chết cũng phải lặng đi trước tiếng hót của hoạ mi, rồi lại khuyến khích:
- Cứ hót đi! Hoạ mi! Cứ hót đi!
- Được! nhưng phải trao lại kiếm vàng và mũ miện cho Hoàng đế!
Sau mỗi bài hót của chim, thần chết lại trao trả một bảo vật. Chim tiếp tục hót, ca ngợi cảnh thanh bình nơi nghĩa trang đầy hoa thơm, cỏ lạ. Thần chết không cầm nỗi lòng mong muốn trở lại khu vườn của mình, đã hoá thành một đám mấy trắng bay qua cửa sổ và biến mất.
Hoàng đế reo lên:
- Cảm ơn chim! Cảm ơn chim yêu quí! Ta đã nhận ra hoạ mi rồi. Ta đã vô tình để chim ra khỏi hoàng cung, vậy mà chim vẫn quay về, lại giúp ta xua đuổi tà ma, cứu ta ra khỏi tay thần chết. Ơn ấy không bao giờ ta quên.
Hoạ mi đáp:
- Nhà vua ban thưởng cho chim nhiều rồi. Những giọt nước mắt, nhà vua nhỏ lần đầu tiên nghe chim hót, chim không bao giờ quên cảnh tượng ấy. Đối với một ca sĩ, không có vàng bạc châu báu nào quý giá bằng. Bây giờ xin Hoàng đế yên nghỉ để hoạ mi hót cho người nghe cho mau bình phục.
Rồi hoạ mi lại hót, hoàng đế lại thiếp đi trong giấc ngủ hồi sinh êm đềm.
Lúc ánh bình minh chiếu qua cửa sổ rọi tới long sàng, nhà vua tỉnh giấc trong người sảng khoái vô cùng. Chung quanh chẳng có ai đến hầu, vì họ yên trí vô nhà vua đã băng hà. Duy chỉ có hoạ mi vẫn một mình líu lo bên cạnh Hoàng đế.
Hoàng đế bảo chim:
- Từ nay hoa mi luôn ở bên ta để hót cho ta nghe, còn con chi giả ta sẽ đập tan thành trăm mảnh.
Hoạ mi vội can:
- Xin nhà vua đừng làm như vậy. Chim máy đã làm hết sức của nó, nên giữ nó lại. Còn tôi, tôi không quen sống trong hoàng cung. Xin nhà vua cho phép tôi về rừng, chiều chiều tôi sẽ bay lại đây, đậu trên cành cây, trước cửa sổ này để hót cho nhà vua nghe. Chim sẽ hót lên cuộc đời của những kẻ sung sướng nhưng cuộc đời cũng như cuộc đời của những người đau khổ. Chim sẽ hót lên những điều tốt cũng như những điều xấu người ta chung quanh nhà vua. Tiếng hót của hoạ mi bé nhỏ này sẽ lọt tới những người dân chài nghèo khổ, của những nông dân bần hàn, đến tận những nơi xa hoàng đế và triều đình. Hoạ mi kính trọng tấm lòng nhà vua hơn cả ngai vàng, mặc dầu ngai vàng là biểu hiện thiêng liêng.
Chim sẽ đến, sẽ hót, nhưng chỉ xin nhà vua một điều
- Chim muốn xin gì trẫm cũng ban - nhà vua nói và đứng dậy ghi chặt thanh kiếm nạm ngọc quí vào ngực.
- Chim chỉ xin bệ hạ một điều là đừng nói cho bất cứ ai biết rằng bệ hạ có một con chim nhỏ đã tâu lên cho bệ hạ biết tất cả mọi điều. Như thế mọi việc sẽ êm đẹp.
Nói rồi chim cất cánh bay đi.
Lúc ấy triều thần bước vào. Họ yên trí hoàng đế đã băng hà. Nhưng mọi người sửng sốt thấy nhà vua đứng dậy quay về phía họ mà phán rằng:
- Chào các ngươi
Kết Thúc (END)
Thứ Ba, 13 tháng 9, 2011
Tục ca số 6 - Mạo hóa (Phạm Duy)
Tục Ca số 6
MẠO HOÁ
(Saigon-1971)
1
Tôi có người yêu, cái đít to như Thẩm Thúy Hằng
Cái đít nhìn qua đã khiến cho ta phải ngỡ ngàng
Vừa to vừa lớn, như những mặt Vua
Mặt ông Tổng Thống, cũng phải thua
Nhưng có ngờ đâu cái đít em không phải thứ thiệt
Mấy chú Triều Tiên khuyến khích em bơm nhựa dưới thịt
Rồi khi cảm nóng, tiêm thuốc vào mông
Thì anh thầy chích, gẫy cả kim !
2
Tôi có người yêu, cái vú to như là cái đình
Ðôi vú nhà binh cứng rắn như chế độ chúng mình
Lại thêm hùng tráng như những quả bom
Người dân nhìn thấy hết hồn luôn
Nhưng có ngờ đâu cái vú thơm ngon lành nhất đời
Ban nãy thảnh thơi, muốn bóp chơi cho khoẻ cái người
Người yêu bèn thét : Ðôi vú vừa bơm
Lệch đi thì chết ! Cấm sờ luôn !
3
Tôi có người yêu, mái tóc em quăn như là sóng thần
Mái tóc hình như giống tóc "xinê" của mấy đầm
Vừa êm, vừa mát, thơm ngát là thơm
Dựa vai vào đó, rất là ngon
Nhưng có ngờ đâu mái tóc em mua ở Chú Oằn
Hay Chú Dzụyt quen vẫn thấy đăng trong tờ báo tuần
Trời cho bộ tóc, em cắt cụt ngan
Ðầu em trọc lốc, giống thầy tăng.
4
Tôi có người yêu, mỗi lúc em tôi cười rất tình
Răng trắng sạch boong, sáng láng như ông Nghị nước mình
Hàm răng thường kén ba bốn loại kem
Vành môi đỏ thắm, khiến đẹp thêm
Nhưng có ngờ đâu mỗi lúc đêm, em ngủ giấc nồng
Em gỡ hàm răng, cốc nước ngâm em để dưới giường
Trời ơi là móm như hốc Chuà Hương
Bộ răng hàm tiếu cũng đành bương.
5
Tôi có người yêu : vú, đít, răng, tóc đều chống Trời
Em đã sửa cho đúng mốt văn minh của xứ người
Từ trên từ dưới, em mất tiền mua
Vì ưa đổi mới giống người ta
Nhưng cũng nhờ ơn phúc đức nơi tiên tổ sáng ngời
Chưa có một ai lấy trái tim em đổi cái ngoài
Quả tim còn đó, chưa mất là bao
Thì anh còn giữ mãi người yêu.
Tôi cũng xin thú thật rằng đoạn ca số 5 này là "lời ca mạo hoá", lời ca giả tạo. Ðúng ra, nó phải là lời ca 5 bis thì mới phù hợp với luân lý của tục ca.
5 bis
Tôi có người yêu : vú, đít, răng, tóc đều chống Trời
Em đã sửa cho đúng mốt văn minh của xứ người
Từ trên từ dưới, em mất tiền mua
Vì ưa đổi mới giống người ta
Nên muốn được em sẽ giữ anh lâu bền suốt đời
Anh đã phải đi Ðức Quốc mua cho được cái này :
Một con cặc mới, khi hứng thì đeo
Ðể cho hợp "marque" với người yêu !
Sáu bài tục ca đã đi từ chỗ tục vừa vừa tới chỗ tục kha khá rồi ! Từ chuyện hát đối đôm đốp giữa đôi nam, nữ cho ta cảm thấy ý nghiã của câu tục ngữ :
Nói (xấu) người phải gẫm đến ta
Thử sờ lên gáy xem xa hay gần...
... tới các truyện tục của thi nhân Bùi Giáng, nhà văn xã hội Phạm Duy Tốn và thi sĩ kiêm ca nhạc sĩ Georges Brassens, truyện nào cũng cho người nghe một thứ luân lý -- vâng, "une certaine moralité" -- nào đó ! Bài MẠO HOÁ là bài hát lương thiện nhất trong các bài tục ca.
Chủ Nhật, 11 tháng 9, 2011
Bài tục ca số 1 của Phạm Duy
Tục Ca số 1
HÁT ÐỐI
(Saigon-1968)
1
GÁI
Ớ này anh ời, ớ này anh ơi !
Em như cục cứt trôi sông
Anh như con chó ngồi trông trên bờ
Ớ này anh ời, ớ này anh ơi !
TRAI
Ớ này em ời, ớ này em ơi !
Em đừng nói vậy em khờ
Ba em hồi đó cũng chờ như anh
Ớ này em ời, ớ này em ơi !
2
TRAI
Ớ này em ời, ớ này em ơi !
Anh như con đực chạy rông
Còn em như con mèo cái, chổng mông em gào
Ớ này em ời, ớ này em ơi !
GÁI
Ớ này anh ời, ớ này anh ơi !
Anh đừng nói chuyện tào lao
Má anh hồi trước... cũng ồn ào như em
Ớ này anh ời, ớ này anh ơi !
Thứ Bảy, 10 tháng 9, 2011
Thứ Sáu, 9 tháng 9, 2011
Kỹ Thuật Tập Chim Họa Mi trước khi Đá
Sử dụng lồng phóng
Mục đích của việc sử dụng lồng phóng là tạo sức bền cho chim. Tuy nhiên, không phải con mi nào cũng có thể áp dụng việc sử dụng lồng phóng. Muốn ra nhảy lồng phóng, chim tương đối ổn định, thể lực thật khỏe (khi nhảy lồng phóng chỉ nhún chân và lắc đuôi chứ không sử dụng cánh; nếu còn dùng cánh thì chưa cho ra lồng phóng). Nếu thấy chim khỏe mạnh, giọng hót vang, lông lên tuyết, lông bụng không bị xỉa (lông ôm sát bụng), tắm không bị ướt lông thì có thể cho nhảy lồng phóng được.
Chim mi tập nhảy trong lồng phóng
Chỗ để lồng phóng: Lồng phóng nên đặt ở chỗ thoáng, có ánh sáng mặt trời, yên tĩnh, ít người qua lại, để chim thích thì nhảy chứ không ép chim nhảy.
Cách sử dụng: Người nuôi có thể trực tiếp bắt chim từ lồng chiến qua lồng phóng hoặc ghép cửa lồng phóng vào cửa lồng chiến cho hai lồng thông sang nhau. Để mồi, nước, cám ở bên lồng phóng. Cách này tạo thói quen sang lồng cho con chim rất tốt, nhưng phải cẩn thận vì dễ bị sổng chim (không may có người chạm vào; cần có dây néo hai lồng vào nhau hoặc để lồng ở sân chơi riêng). Mỗi ngày chỉ cho nhảy theo thời gian tùy vào kích thước lồng phóng. Trong quá trình cho chim “tự lyện tập” nếu quan sát thấy lông chim khi tắm bị ướt thì không cho nhảy lồng phóng nữa.
Trong thời gian cho chim tập ở lồng phóng cần chú ý tới việc chăm sóc chim. Cho chúng ăn loại cám dễ tiêu, sáng và trưa cho ăn thêm châu chấu (khoảng 3 – 5 con/ 1 bữa). Quan sát thấy phân chim trắng, khô, bộ lông bóng mượt ốp sát người là chim khá khỏe mạnh.
Sử dụng lồng chạy đất:
Lồng chạy đặt giúp chim tiếp đất và ăn những viên cát sỏi mà nó thích, rất tốt cho tiêu hoá. Có thể cho chim vào lồng chạy đất hàng ngày để chim tắm, ăn mồi tươi và phơi nắng.
Cho chim ăn mồi tươi và tắm trong lồng chạy
Đặc biết chú ý: Khi chuyển từ lồng chiến sang lồng chạy đất rất dễ sổng chim. Vì vậy cần phải thật cẩn thận. Lồng chạy đất phải được đặt ở nơi thoáng mát, có ánh sáng mặt trời. Chủ chim phải túc trực liên tục trong thời gian cho cho chim tắm, ăn mồi tươi và bươi đất. Phải đảm bảo rằng không một vật nuôi nào (hoặc trẻ con) có thể vào khu vực cho chim ăn nếu không rất dễ làm chim hoảng sợ hoặc có thể sổng mất rất đáng tiếc.
Mỗi ngày cho chim ra lồng chạy đất khoảng 1 tiếng, rồi cho chim trở lại lồng chiến, không nên để chim phơi nắng quá lâu.
Anh Hung Xa Dieu
CLB Chim cảnh Lan Anh
Mục đích của việc sử dụng lồng phóng là tạo sức bền cho chim. Tuy nhiên, không phải con mi nào cũng có thể áp dụng việc sử dụng lồng phóng. Muốn ra nhảy lồng phóng, chim tương đối ổn định, thể lực thật khỏe (khi nhảy lồng phóng chỉ nhún chân và lắc đuôi chứ không sử dụng cánh; nếu còn dùng cánh thì chưa cho ra lồng phóng). Nếu thấy chim khỏe mạnh, giọng hót vang, lông lên tuyết, lông bụng không bị xỉa (lông ôm sát bụng), tắm không bị ướt lông thì có thể cho nhảy lồng phóng được.
Chim mi tập nhảy trong lồng phóng
Chỗ để lồng phóng: Lồng phóng nên đặt ở chỗ thoáng, có ánh sáng mặt trời, yên tĩnh, ít người qua lại, để chim thích thì nhảy chứ không ép chim nhảy.
Cách sử dụng: Người nuôi có thể trực tiếp bắt chim từ lồng chiến qua lồng phóng hoặc ghép cửa lồng phóng vào cửa lồng chiến cho hai lồng thông sang nhau. Để mồi, nước, cám ở bên lồng phóng. Cách này tạo thói quen sang lồng cho con chim rất tốt, nhưng phải cẩn thận vì dễ bị sổng chim (không may có người chạm vào; cần có dây néo hai lồng vào nhau hoặc để lồng ở sân chơi riêng). Mỗi ngày chỉ cho nhảy theo thời gian tùy vào kích thước lồng phóng. Trong quá trình cho chim “tự lyện tập” nếu quan sát thấy lông chim khi tắm bị ướt thì không cho nhảy lồng phóng nữa.
Trong thời gian cho chim tập ở lồng phóng cần chú ý tới việc chăm sóc chim. Cho chúng ăn loại cám dễ tiêu, sáng và trưa cho ăn thêm châu chấu (khoảng 3 – 5 con/ 1 bữa). Quan sát thấy phân chim trắng, khô, bộ lông bóng mượt ốp sát người là chim khá khỏe mạnh.
Sử dụng lồng chạy đất:
Lồng chạy đặt giúp chim tiếp đất và ăn những viên cát sỏi mà nó thích, rất tốt cho tiêu hoá. Có thể cho chim vào lồng chạy đất hàng ngày để chim tắm, ăn mồi tươi và phơi nắng.
Cho chim ăn mồi tươi và tắm trong lồng chạy
Đặc biết chú ý: Khi chuyển từ lồng chiến sang lồng chạy đất rất dễ sổng chim. Vì vậy cần phải thật cẩn thận. Lồng chạy đất phải được đặt ở nơi thoáng mát, có ánh sáng mặt trời. Chủ chim phải túc trực liên tục trong thời gian cho cho chim tắm, ăn mồi tươi và bươi đất. Phải đảm bảo rằng không một vật nuôi nào (hoặc trẻ con) có thể vào khu vực cho chim ăn nếu không rất dễ làm chim hoảng sợ hoặc có thể sổng mất rất đáng tiếc.
Mỗi ngày cho chim ra lồng chạy đất khoảng 1 tiếng, rồi cho chim trở lại lồng chiến, không nên để chim phơi nắng quá lâu.
Anh Hung Xa Dieu
CLB Chim cảnh Lan Anh
Thứ Năm, 8 tháng 9, 2011
Tiếng hót họa mi
Ngày xưa, Thượng Đế sinh ra muôn loài và đã ban cho mỗi vật một đặc điểm riêng nào đó. Hoa hồng có hương sắc đến ngất ngây được gọi là Nữ hoàng của các loài hoa. Đại bàng dũng mãnh có thể bay vút tận trời xanh, được tôn vinh là Vua của bầu trời. Ngọc Lan trắng muốt thơm nồng nàn, kể cả Cỏ may cũng thích thú vì có thể làm vương vấn bước chân con người… Tất cả đều tự hào, sung sướng vì những điều đó.
Chỉ riêng Họa Mi là chẳng có gì. Nó khoác trên mình một bộ lông màu xám tẻ nhạt, và âm thanh của nó không phải là tiếng hót, mà chỉ là những tiếng kêu khàn khàn đơn điệu. Nó không hiểu tại sao lại thế. Nó nhiều lần cố tập hót như một số loài chim khác, nhưng bất lực. Bao ngày tháng trôi qua, tiếng kêu của nó vẫn khàn khàn chán nản. Nó buồn thật buồn! Nó chẳng mong ước gì hơn là có được một tiếng hót cho ra tiếng hót, cho dù có phải đánh đổi bằng bất cứ thứ gì, kể cả sinh mạng của nó!
Một ngày kia, Họa Mi buồn bã cất cánh bay đi. Nó bay trên những đồng cỏ xanh rờn, bay qua những khu rừng ngút ngàn cây lá… Tất cả thật đẹp tươi và sống động biết nhường nào! Nhưng chẳng ai biết đến nỗi buồn trĩu nặng trong lòng nó. Nó giang rộng đôi cánh, bay vút lên thật cao, thật cao…. Và từ trên cao nhìn xuống mặt đất bao la, nó thấy có một bụi cây gai màu xám nhạt, nổi bật giữa bui gai màu xám ấy là một đóa hoa màu hồng thắm với những cách hoa nhỏ xinh mịn màng. Đóa hoa ấy tuy thật nhỏ bé nhưng màu sắc của nó mới tươi tắn làm sao! Không quá rực rỡ mà vẫn thắm nồng. Từ bầu trời cao rộng, Họa Mi vẫn có thể thấy rõ từng cánh hoa mảnh dẻ đang rung rinh, và một làn hương nhè nhẹ cứ thế lan tỏa thật dịu dàng. Họa Mi bỗng thấy tràn đầy cảm xúc và cảm nhận một sức sống kì lạ đang dâng trào trong nó. Họa Mi khép nhẹ đôi cánh vào hai bên mình, và lao xuống như một mũi tên vào bụi gai có bông hoa xinh đẹp ấy. Những chiếc gai nhọn hoắt đâm thẳng vào lồng ngực nhỏ bé của Họa Mi, nơi có trái tim đang dập dồn cảm xúc, và đúng vào giây phút ấy, Họa Mi bật lên tiếng hót. Tiếng hót trong vắt, vút cao, bay lên với mây trời, quấn quýt theo làn gió. Tiếng hót ngân dài, sâu thẳm như dòng sông cuộn chảy, mênh mông như đồng cỏ xanh rờn… Dòng máu đỏ trào ra ướt đẫm cả bông hoa xinh đẹp, và tiếng hót của Họa Mi càng bay cao vút. Họa Mi thấy hạnh phúc tuyệt vời, cuối cùng, nó đã có tiếng hót mà nó hằng mong ước. Thời gian như ngừng hẳn lại chỉ để cho tiếng hót Họa Mi bay xa… Và đến khi, những giọt máu đỏ tươi đã cạn, tiếng hót Họa Mi lịm dần, Họa Mi ngả đầu xuống cánh hoa mềm mại trong niềm hạnh phúc tận cùng. Linh hồn Họa Mi bay lên cùng với những tia nắng vàng lấp lánh…
Thượng Đế khe khẽ lau những giọt nước mắt hiếm hoi, đưa tay đỡ lấy linh hồn bé bỏng của Họa Mi và mỉm cười…
Từ đó, Họa Mi có tiếng hót hay nhất trần gian.
19/1/2011
Quỳnh Trâm
Thứ Ba, 6 tháng 9, 2011
Chăm Sóc Hoạ Mi Khi Thay Lông
Hoạ mi nuôi trong lồng con thay lông sớm, con thay muộn, con thay sớm thường thì từ tháng 7 âm là bắt đầu thay, con muộn thì cuối năm.
Họa mi thuộc (thuần) thì thay lông sớm và ổn định hơn họa mi mộc (bổi).
* Dấu hiệu nhận biết chim sắp thay lông: HM sắp thay lông thì lông bắt đầu xác, quăn và nhiều con còn có cảm giác như lông cháy, khi duỗi cánh thì các lông cánh có pha màu lá chuối khô, khi đó chúng ta cần phải chăm chim cẩn thận hơn (có người thì lại ngược lại - khi chim thay lông xong mới chăm tốt, làm như thế con chim sẽ lâu nổi và thay lông sẽ lâu và không đều).
* Về thức ăn thường thì các bạn nuôi HM hót bằng cám cò trứng hoặc ngô trứng, ta chỉ cần cho chim ăn cám theo tỷ lệ 3-4 lòng đỏ trứng gà/1lạng cám cò (hoặc ngô), lấy thêm lòng trắng hay không và bao nhiêu thì tuỳ các bạn nhưng đừng lấy tất nhé. Tăng cường mồi tươi châu chấu hay dế, tăng cường ở đây tôi chỉ lưu ý là thường xuyên và đều thôi.
* Nuôi chim HM bạn nên tập cho con chim của mình ăn mồi tươi, nếu con nào không ăn thì hôm nào rảnh rỗi bạn tháo cóng đựng cám ra và cho vào lồng ít mồi tươi, nó sẽ phải ăn thôi, nhớ lắp lại cóng đựng cám nhé. Không nên cho chim HM ăn sâu qui vì chim sẽ bị bó lông và lông khi thay sẽ bị quăn. Về lồng trại ta nên phủ áo lồng vào một chút, để chim chỗ tĩnh và mát, có độ ẩm càng tốt, tối cho đi ngủ sớm và phủ kín áo lồng. Cho chim tắm thường xuyên nhưng đừng dọn lồng nhiều (1 tuần trở lên hẵng dọn), tôi thấy cách này khá hay, chim thay lông rất nhanh nhưng cách này hơi khó cho các bạn nhà không được rộng vì hơi mùi một tý.
Nếu có điều kiện các bạn cho chim tắm buổi chiều làm sao để chim trước khi phủ áo lồng cho đi ngủ chim chưa khô hẳn lông, nhiều người cho là cách này làm chim yếu nhưng tôi lại nghĩ là chim HM thân nhiệt cao nên kô ảnh hưởng mấy đâu, làm như vậy chim HM tuột lông rất mau (KN từ chim nhà luôn). Chim HM thương thay lông theo trình tự từ lông đầu, lông cánh, lông người, lông đuôi và lông âu cánh, sau mỗi một đợt trút lông chim nuôi lông măng ra hẳn rồi trút tiếp đợt mới.
Nuôi HM tôi thường cho chim ăn thêm lạc sống, ngày 1-2 hạt cũng được ăn lạc giúp cho chim có đường ruột tốt và sắc lông mượt mà. HM khi đã có bộ lông mới hoàn chỉnh vẫn cần khoảng 1 tháng để lông mới ráo hẳn, lúc này chim bắt đầu sung và hót nhiều, nên cho chim tắm nắng. Các bạn vẫn nên chăm tốt nhé.
Họa mi thuộc (thuần) thì thay lông sớm và ổn định hơn họa mi mộc (bổi).
* Dấu hiệu nhận biết chim sắp thay lông: HM sắp thay lông thì lông bắt đầu xác, quăn và nhiều con còn có cảm giác như lông cháy, khi duỗi cánh thì các lông cánh có pha màu lá chuối khô, khi đó chúng ta cần phải chăm chim cẩn thận hơn (có người thì lại ngược lại - khi chim thay lông xong mới chăm tốt, làm như thế con chim sẽ lâu nổi và thay lông sẽ lâu và không đều).
* Về thức ăn thường thì các bạn nuôi HM hót bằng cám cò trứng hoặc ngô trứng, ta chỉ cần cho chim ăn cám theo tỷ lệ 3-4 lòng đỏ trứng gà/1lạng cám cò (hoặc ngô), lấy thêm lòng trắng hay không và bao nhiêu thì tuỳ các bạn nhưng đừng lấy tất nhé. Tăng cường mồi tươi châu chấu hay dế, tăng cường ở đây tôi chỉ lưu ý là thường xuyên và đều thôi.
* Nuôi chim HM bạn nên tập cho con chim của mình ăn mồi tươi, nếu con nào không ăn thì hôm nào rảnh rỗi bạn tháo cóng đựng cám ra và cho vào lồng ít mồi tươi, nó sẽ phải ăn thôi, nhớ lắp lại cóng đựng cám nhé. Không nên cho chim HM ăn sâu qui vì chim sẽ bị bó lông và lông khi thay sẽ bị quăn. Về lồng trại ta nên phủ áo lồng vào một chút, để chim chỗ tĩnh và mát, có độ ẩm càng tốt, tối cho đi ngủ sớm và phủ kín áo lồng. Cho chim tắm thường xuyên nhưng đừng dọn lồng nhiều (1 tuần trở lên hẵng dọn), tôi thấy cách này khá hay, chim thay lông rất nhanh nhưng cách này hơi khó cho các bạn nhà không được rộng vì hơi mùi một tý.
Nếu có điều kiện các bạn cho chim tắm buổi chiều làm sao để chim trước khi phủ áo lồng cho đi ngủ chim chưa khô hẳn lông, nhiều người cho là cách này làm chim yếu nhưng tôi lại nghĩ là chim HM thân nhiệt cao nên kô ảnh hưởng mấy đâu, làm như vậy chim HM tuột lông rất mau (KN từ chim nhà luôn). Chim HM thương thay lông theo trình tự từ lông đầu, lông cánh, lông người, lông đuôi và lông âu cánh, sau mỗi một đợt trút lông chim nuôi lông măng ra hẳn rồi trút tiếp đợt mới.
Nuôi HM tôi thường cho chim ăn thêm lạc sống, ngày 1-2 hạt cũng được ăn lạc giúp cho chim có đường ruột tốt và sắc lông mượt mà. HM khi đã có bộ lông mới hoàn chỉnh vẫn cần khoảng 1 tháng để lông mới ráo hẳn, lúc này chim bắt đầu sung và hót nhiều, nên cho chim tắm nắng. Các bạn vẫn nên chăm tốt nhé.
Thứ Hai, 5 tháng 9, 2011
Họa mi - Chàng ca sỹ của rừng xanh
Chỉ ở trong thiên nhiên ta mới thấy hết những nét đẹp kỳ lạ trong tiếng hót đó. Người mê hoạ mi nghe đắm đuối tiếng hót ấy rồi ngộ ra rằng hoạ mi có 4 kiểu hót chính: Tiếng hót vui vẻ, tiếng hót tự sự, tiếng hót thách đấu và tiếng hót giã từ.
Tiếng hót vui vẻ thường được cất lên vào buổi sáng tinh mơ khi mặt trời vừa nhuộm tươi chỏm lá cây rừng. Tiếng hót vút lên không trung, lan toả trong thung lũng, đập vào vách đá dội lại nghe rộn ràng, tươi tắn. Con chim lựa chỗ cành cao, thoáng, có tầm nhìn rộng, ưỡn ngực về phía mặt trời mà hót. Tiếng hót tạo nên một chuỗi âm thanh liên tục, không ngưng nghỉ. Khi một con cất lên tiếng hót thì những con hoạ mi khác ở khu vực lân cận cũng cất cao giọng hoà tấu. Khúc nhạc vui này nhanh chóng lôi cuốn sự tham gia của các ca sỹ khác: khướu, chiền chiện, bách thanh, liếu điếu, bìm bịp,… Tiếng hót của khướu ấm và vang, tiếng chiền chiện xoáy tròn, ríu rít, tiếng bách thanh rộn rã thanh tao, tiếng liếu điếu râm ran, vui vẻ, tiếng bìm bịp rời rạc, trầm lắng như điểm nhịp... Tất cả tạo nên một bản hoà tấu tuyệt vời trong một buổi sáng tinh khôi, mát lạnh. Đã bao lần tôi được chìm đắm trong cái thiên nhiên kỳ vỹ đó. Ngồi dựa lưng vào một gốc cây, chân tay duỗi thẳng, mắt nhắm hờ để nghe như hứng lấy từng giọt âm thanh trong sáng đến vô cùng ấy.
Tiếng hót tự sự thường nghe được vào buổi trưa khi mà anh chàng hoạ mi đã chén no châu chấu, khi mà cặp mắt của nó trĩu nặng trước giấc ngủ trưa. Tiếng hót nhẹ nhàng, kể lể, líu ríu như đang tự nói chuyện với mình. Ai nuôi hoạ mi trong nhà, đến trưa cũng thường nghe được tiếng hót ấy. Rõ ràng là kẻ tự phụ, tiếng hót như tự khen mình dũng cảm, mình no đủ, mình đa tài và cả đa tình nữa thì phải.
Tiếng hót thách đấu khác hẳn hai tiếng hót trên, nó đe doạ, khiêu khích đối thủ, nó mạnh mẽ và có lúc xen vào những tiếng rất chói tai mà người thạo mi gọi là tiếng “quát” để doạ đối phương. Ngay sau màn đấu khẩu giữa hai con hoạ mi trống là một cuộc chiến quyết liệt và dứt khoát phải có kẻ thắng người thua, đôi khi mất mạng. Tiếng hót thách đấu thường bắt đầu bằng những âm thanh nhỏ, dồn dập, con chim trầm mình xuống như đứng tấn, hai cánh trễ xuống rung rung, đầu ngửa ra, mỏ chĩa lên cao, hai chân choãi ra trong thế đứng vững chắc. Sau tiếng hót to dần, mạnh mẽ, con chim trở lại tư thế đứng thẳng nhưng chân vẫn hơi choãi ra và sẵn sàng cho một cuộc chiến đấu nảy lửa.
Cả ba tiếng hót trên đều gắn liền với hoạ mi suốt cả cuộc đời, riêng tiếng hót giã từ thì chỉ cất lên một lần duy nhất, trước khi từ giã cõi đời. Khi con chim cảm nhận được sức khoẻ của nó đã tàn tạ, cái chết đã kề bên, nó lên tiếng hót chào tất cả, chào con suối róc rách ngày đêm, chào thung lũng xanh mướt đã nuôi nấng nó, chào những người bạn và chào cả những đối thủ mà nó đã từng trải qua những cuộc chiến chí tử. Tiếng hót nhẹ, yếu ớt, buồn bã giống như “Thôi chào tất cả nhé, tôi đi đây, hãy bỏ quá cho tôi những gì không phải…”. Lạ kỳ thay, tất cả các con chim hoạ mi trong vùng (hay nuôi trong nhà trong các lồng khác nhau) khi nghe được tiếng hót ấy đều lên tiếng đáp lời! Tiếng đáp cũng nhẹ nhàng, thống thiết, khác hẳn với những gọng hót khác, giống như là “Thôi bác yên tâm mà đi, chúng tôi đều yêu quý bác…”.
Chủ Nhật, 4 tháng 9, 2011
Cám cho họa mi của Dr. Tiến
Cách làm cám Mi đá
Điều kiện làm:
- 01 Chảo to
- Máy xay sinh tố (Có phần xay thịt)
Nguyên Liệu:
- 01 kg Tấm (Càng mịn càng tốt)
- 200g Tôm tươi (tép sông cũng được)
- 40 – 50 trứng gà (lấy lòng đỏ)
- 200g thịt Bò (Nạc hoàn toàn)
- 01 Bịch bột ngũ cốc (có bán ở tiệm)
Cách làm:
- Ran tấm cho vừa vàng (đảo liên lục tránh khét, tránh đen)
- Xay nhuyễn tôm , thịt bò= Cối xay thịt thật nhuyễnh
-Cho Tôm, thịt bò, trứng vào cối xay chung khoảng 10p
-Trộm tấm ran và hổn hợp trên , để khoảng 05 phút
- Lấy mỗi lần khoãng 200g cho vào chảo đang nóng trộn đều tay, vừa khô cho ra ngoài dùng tay bóp nghuyễn cho vào chảo lại đến vừa khô;
- Đem phơi khô.Chú ý điều kiện để mi chọi tốt:
1, Chọn mẩu mi chọi
- Mẩu mi chọi
- Bản tính hung hăng
2,Dinh dưỡng tốt:
- Thức ăn trên
- Cào cào (chính yếu) , liu điu
3, Tập thể lực
4, Canh đúng lửa (thường chủ chim căng lửa trước chim)Chúc bạn thành công
Cách chăm sóc mỗi ngày: chim nhốt lồng
Chim họa mi sống hoang dã trong rừng, nay đem về nhốt lồng; đời sống nói chung đối với chúng thay đổi đột ngột rất lớn. Trước đây chúng bay lượn thoải mái, nay phải “khép mình” trong khuôn khổ của chiếc lồng quá chật hẹp. Thực vậy trong thiên nhiên quá phong phú ở nhiều dạng, nay phải ăn thức ăn công nghiệp. Do đó, việc thuần dưỡng họa mi đạt yêu cầu của con chim là luôn thích xướng hót; phải luôn được coi trọng chăm sóc mỗi ngày!
Bản tính của họa mi là thích chọi đấu, nên chỉ nuôi riêng mỗi con một lồng (4)
Nghệ nhân Tư Cung có tài thuần hóa những mấy cặp chim khoen vàng cùng nhốt chung đều có điệu bộ đặc biệt như trên; thật rất hiếm! – Tôi đã chứng kiến và được biết nhiều loại chim nhỏ cỡ sóc nâu làm trò vui, như: – chim nhảy ra khỏi lồng chọn lá bài để bói trước mặt khách; – chim chọn lấy món đồ để trong hộc tủ; – chim đút mồi vào môi chủ v.v… Và kể cả một nghệ nhân người Âởn Độ, mỗi sáng anh đi rảo quanh các quán cà phê dọc đường tại thành phố Bombay; trên cánh tay là 2 con chim được cột chỉ, lông chim màu vàng nghệ pha lẫn xám đen, lớn hơn chim dồng dộc ở nước ta. Anh ta chỉ việc sà lại gần khách đang ngồi nhâm nhi cà phê, tức thì một trong hai con chim trên tay anh vội bay qua đậu miệng túi áo trên của khách và gắp ra điếu thuốc; bay về đút điếu thuốc vào môi chủ. Thế là chủ được thưởng một vài anna (tiền Âởn).
Nghệ nhân Tư Cung là người Gò Công, trước đây sống lâu năm trong hẻm đường Nguyễn Trãi – Sài Gòn (M. Đức chú thích)
Nếu thả hai con chim cùng lồng, chúng đấu đá nhau đến chết.
Ngoài ra, nên nhớ mỗi năm từ tháng 4 đến tháng 7 tại Trung Quốc, thời kỳ họa mi sung sức hót líu vang rền. Lúc này họa mi rất thích chọi đấu, nên không thể đặt hai lồng chim họa mi đối nhau. Chúng sẽ ra sức hót vang cho đến lạc giọng và thình lình ngã xuống chết!
Lồng nuôi chim họa mi có 2 loại: – lồng để sáng và lồng để u tối (lồng vuông đóng kín ván mỏng 3 mặt). Trong lồng để sẵn cầu cho chim đậu, cóng thức ăn, nước uống và cóng bỏ thức ăn lẫn lộn khác. Số chim con hoặc chim trưởng thành bắt ngoài rừng về thì nhốt trong các lồng tối; phủ bên ngoài là áo lồng màu xẩm, chim cảm thấy được ở yên trong lồng Mặt cửa lồng được che tấm rèm, có thể cuốn lên hoặc phủ xuống. Sau khi chim được thả vào lồng, tùy theo sự bạo dạn của chúng mà rủ áo lồng cao thấp. Do đó, hoạ mi ít thấy ánh sáng rọi vào, sớm ổn định tính nết. Nhốt chúng trong lồng đóng ván một thời gian, sau khi thuần thục thì mở rèm che cho ánh sáng lọt vào lồng.
Mỗi ngày vào buổi sáng sớm, đem lồng ra treo trên cây xanh, mở vải che lồng để chim khỏi cất tiếng hót. Nếu gặp phải con họa mi “lão núi”, sống trong núi sâu rất nhút nhát. Ngoài việc thêm nước, thức ăn, tẩy rửa ngoài lồng, rèm cửa của áo lồng không mở ra. Chậm kéo dài thêm vài ngày để chúng tỉnh táo tinh thần, rồi từ từ mở rèm cửa của áo lồng không mở ra. Chậm kéo dài thêm vài ngày để chúng tỉnh táo tinh thần, rồi từ từ mở rèm thoáng ra. Lúc mở lồng nên làm động tác chậm, nhẹ để tránh sự hốt hoảng của chúng. Sau vài ngày đã ổn định, từ từ lấy thức ăn và thuần hóa chúng. Phải kiên nhẫn đợi chim trong lồng bớt tính rừng, hốt hoảng nhảy bổ; đối với chim con phải là khoảng từ 1 – 2 tuần lễ. Chuyển chúng qua lồng sáng thông thường để thuần dưỡng, nhưng vẫn phải phủ áo lồng.
Nếu chim nhảy tung lồng gây thương tích, một số trường hợp không cần phải điều trị, vết thương cũng tự giảm và lành. Nên chú ý máu chảy quá nhiều, lỗ mũi dễ bị nghẹt, có lúc chim cũng chết. Cơ thể bị kéo dài tình trạng phục hồi thương tích bị đau, lông không mọc được trên miệng vết thương. Do đó, nên cố tránh tình trạng chim bị sây sát, nên treo lồng nơi yên vắng.
Họa mi là loài chim ăn tạp. Chúng sống trong hoang dã chủ yếu là ăn côn trùng như: bọ xít, cào cào (5), kiến, thiêu thân, trứng sâu róm, ấu trùng của bọ rùa vàng và các loài thực vật, trái mọc hoang.
Mỏ của chúng nhọn và sắc cứng dùng để lột vỏ các loại thực vật. Cho nên lúc thuần dưỡng họa mi bằng món chủ yếu là trứng, gạo rang. Ngoài ra, mỗi ngày cần bổ sung số côn trùng trong thiên nhiên: dế, cào cào, trâu trấu, con gián, kiến, bọ rùa vàng, loại bướm, ốc bươu, ve con, sâu kiến, sâu đo và các loại ong. Các loại côn trùng phải được đâm nát trộn qua nước sôi mới cho ăn. Hoặc có thể thay thế tôm luộc, thịt trâu sống, thịt nạt hoặc nấu nửa sống, nửa chín. Nên lưu ý, côn trùng sống hoặc thịt nạc không thể cho ăn quá no. Vẫn phải cho ăn thường, một ít: cà rốt, dưa leo, quít, trái hồng, trái bom… Mỗi ngày, phải cho uống nước trong sạch.
Thời kỳ họa mi thay lông, thể chất rất yếu, nên phải cẩn thận nuôi dưỡng, nhứt là khí trời luôn thay đổi tại Trung Quốc. Phải thêm chất dinh dưỡng trong hàm lượng gạo pha trứng nhiều lòng đỏ, nhiều côn trùng sống. Lượng thức ăn gạo trứng nhiều phải là nữa cóng, thức ăn nếu kết tụ dưới đáy cóng bị ẩm dễ sanh độc tố.
Yêu cầu đặc biệt đối với sự chăm sóc họa mi là phải kiên nhẫn cùng đưa chim đi tản bộ. Mỗi ngày vài lúc sáng sớm, xách lồng chim đi dạo khoảng một tiếng đồng hồ. Bước chân của người xách lồng chim phải đều nhịp với chiếc lồng đong đưa, không nên lúc lắc mạnh lồng chim. Sau khi đi dạo xong, treo lồng chim nơi cảnh trí im vắng, có thể treo trên cành cây xanh. Chỉ để ánh sáng xuyên qua vải che lồng, chúng sẽ dần dần quen cất cao giọng hót du dương.
Lúc treo lồng chim nơi vườn hoa, không nên treo lồng quá cao hoặc treo kế sát lồng người khác. Lồng phải treo có khoảng cách xa nhau từ 2m đến 4m để chim thoải mái biểu diễn tiếng hót của chúng. Lúc đem lồng xuống nên có tiếng xì, huýt sáo báo trước, rồi từ từ đưa lồng. Đưa chim đi và về tản bộ trên đường vẫn phải trùm áo lồng để tránh những tiếng động đột ngột làm chim hoảng loạn. Lưu ý về cách thuần dưỡng chim họa mi, chủ yếu là cần phải xách lồng đưa chúng cùng đi tản bộ! Suốt ngày nếu chỉ đặt họa mi trong nhà, chúng không bị ảnh hưởng bởi những điệu hót thánh thót khác; nên có những trường hợp nuôi chúng những 3 – 4 năm mà họa mi cũng không biết hót líu!
Đưa chim cùng đi tản bộ là nhằm tập cho chúng hòa mình trong hoàn cảnh mới, khác với đời sống rừng núi hoanh dã. Chúng được tăng thêm sự sinh động trong hoàn cảnh sống gò bó của chiếc lồng chật hẹp và tiếp thụ khí trời thoáng mát luôn thay đổi. Nghe được nhiều loại chim hót để tạo tiếng hót của chim thêm phong phú. Chúng bình tĩnh bớt sợ sệt và từ đó tiếng hót ca trở nên tự nhiên thanh thoát.
Đặc điểm của họa mi là rất thích cơ thể luôn được mát mẻ, sự tắm là hạnh phúc đối với chúng. Thậm chí vào đông rét mướt, chỉ cần trời dịu mát là chúng sẵn sàng xuống tắm. Thông thường mỗi ngày nên cho chúng tắm một lần. Lúc trời nóng nực có thể chúng tắm vào lúc sáng và trước khi chiều tối. Mùa đông mỗi tuần lễ chỉ cần tắm hai lần. Nước tắm chỉ cần độ ẩm 20 độ C là vừa, thích hợp cơ thể để tránh trường hợp dễ bị bịnh cảm. Tắm xong cần để chúng giũ lông sưởi ấm dưới ánh mặt trời.
Trong thời kỳ chúng thay lông nên ngưng tắm. Lúc tắm nên cho chúng sang lồng tắm và đặt lồng vào trong thau với mực nước dân cao khoảng 1 tấc để chúng thoải mái gội rửa lông. Thời gian tắm không nên để kéo dài, dễ gây sự mỏi mệt và mất sức lực. Chim tắm là giúp cơ thể, tinh thần của chúng được hưng phấn và luôn yên tâm là người chung quanh không theo dõi; nên tâm lý chúng sẽ tự nhiên thảnh thơi trong lúc hót líu.
Họa mi sống trong lồng, nên móng chân và mỏ càng nhọn dài, vì ít ma sát đào bới, lột vỏ tìm thức ăn như ngoài đời sống hoang dã thiên nhiên. Do đó, móng và mỏ dài làm sinh hoạt của chúng thêm trở ngại; như khi phải đậu đứng trên cầu hoặc gắp thức ăn không dễ dàng thoải mái. Ngoài ra, móng và mỏ dễ gãy, gây thương tích bàn chân và đầu bị đau đớn; nên cần phải cắt ngắn. Bằng cách giữ chúng nhẹ trong lòng bàn tay, dùng ngón tay cái, tay trỏ kẹp mỏ hoặc giữ bàn chân; dùng dao, giũa cắt đoạn thừa. Không nên cắt móng sát thịt gây thương tích máu chảy. Lưu ý cắt mỏ phải cẩn thận dùng giũa mài bớt. – Hiện tượng mỏ, móng mọc dài ra là sự phát triển sinh lý bình thường; không phải do chim bị bịnh hoặc thiếu dinh dưỡng.
Lông chim họa mi nuôi lồng là do tự chúng chăm sóc, nếu cần làm đẹp nên giúp chúng tỉa lông. Lúc chúng xoay trở trong lồng, lông dễ gãy đứt đoạn; nếu lông đuôi bị quẹt gãy, nên dùng kéo cắt bỏ hẳn.
Chú thích:
(1) Lông chim họa mi màu căn bản là đen, vàng, có thể pha lẫn lợt, đậm nhiều màu: vàng, xanh, xám tro, hồng là do vùng sanh cơ của chúng. Nhưng cá biệt cũng có một số ít họa mi toàn thân màu tuyết trắng hoặc đen mướt. Nguyên nhân chủ yếu do di truyền, thứ đến là do hàm lượng dinh dưỡng trong thức ăn. – Thông thường lông chim họa mi thuần màu, nhìn có vẻ đặc biệt lạ mắt, nhưng khó đánh giá là loại chim quí báu.
(2) Tần Thủy Hoàng nổi tiếng là vị vua thống soái về bạo lực vào hàng nhứt, nhì trong lịch sử Trung Quốc. Nhưng điều nghịch lý là chính trong cung điện của ông ngự trị không phải trang bị cung tên, đao kiếm và những hình ảnh cuồng sát, mà là, trang trí một thú chơi rất tao nhã. Rải rác đó đây trong cung ngự là những lồng chim quí được chạm trổ ngà ngọc mang những biệt danh rất đài các, quí tộc. Nơi đây qui tụ nhiều loài chim đẹp, quí, hót hay như: các loài yến hót, phụng hoàng, họa mi… Điều làm cho Tần Thủy Hoàng thích thú nhất là sát hai bên ngai rồng được trang bị hai “vệ sĩ” họa mi đầy hùng khí! Đây là hai con họa mi được các lãnh địa chư hầu triều cống trong số hàng trăm con họa mi quí. Tuy chúng phải “khép mình” trong hai chiếc lồng son, nhưng chúng luôn gầm gừ nhau bằng tiếng hót lanh lảnh, có lúc chói tai suốt ngày. Tần Thủy Hoàng luôn mỉm cười nhìn chúng đấu nhau một cách đắc chí. Có lẽ họa mi là chân dung tiêu biểu về tánh khí của Tần Thủy Hoàng!
(3) Thú chơi chim đã được ca tụng miêu tả trong các tài liệu kinh sách nổi tiếng từ ngàn xưa qua các triều đại Trung Quốc như: Kinh Thi, Đường thi, Tống từ: như bài: “Hoàng điểu vu phi, tập vu quán mộc” trong Kinh Thi do Chu Nam và Cát Đàm biên soạn, “Yến yến vu phi, thược hạ kỳ tâm” trong Kinh Thi do Nghiệp Phong và Yến Yến biên soạn và các bài: “Nhị nguyệt Hoàng Lệ Phi thương lâm”, “Nhứt hành bạch lô thương thanh thiên”, “Nguyệt hắc nhan phi cao”, “Minh nguyệt biệt kinh thước”…
Đời Đường, thi sĩ Bạch cư dị làm thể thơ cổ điển, tóm lược ý như sau: “Tai rõ, trí sáng, lưỡi ngay: lời nói của chim và lời bàn bạc của người đều thông hiểu nhau”!
(4) Chim rừng loại đấu, hót nói chung; chim trưởng thành thường nuôi riêng biệt từng lồng để chúng dể sung, tự tin phô diễn tiếng hót, múa và được tự do vẫy vùng trong “giang sơn” chiếm cứ. – Điều mà làm cho tôi vô cùng ngạc nhiên thích thú, khi lần đầu ghé vào nhà nghệ nhân Tư Cung được “đón chào” ngay bởi hai chú chim khoen vàng. Cả hai được nhốt chung trong một chiếc lồng khoen nhỏ thông thường. Chúng cùng đứng chung trên một cầu, hai đôi chân luôn đứng yên bám vào thanh cầu, hai đôi cánh vỗ quạt mạnh liên tục; hai đôi mắt tròn xoe trố nhìn thẳng vào khách và cùng há rộng mỏ kêu “cheng…cheng” inh ỏi liên tục hồi lâu. Trong khi nhà trước vắng thanh, chủ của chúng đang ở phía sau nhà. Tôi đứng khựng lại, vừa giựt mình sửng sốt, vửa “quê” trước hai con chim nhỏ tí xíu đang cất tiếng kêu báo động, sừng sộ đầu oai vệ và tự tin!
(5) Ơở xứ ta loại côn trùng phổ biến thường chọn cho chim ăn là cào cào. Ngoài tính bổ dưỡng chất đạm, còn tạo sự tươi mát cho cơ thể chim rừng. Nhưng, trong thực tế dễ gặp 2 trở ngại; như sau:
1 – Cào cào dễ bị bám thuốc trừ sâu; 2 – nhiễm ký sinh trùng lãi xoắn (hình dạng như sợi chỉ trắng dài và xoắn như lò xo).
Nếu chim mắc phải một hoặc cả hai trường hợp trên dễ sanh ra hiện tượng xù lông, đờ đẫn và từ từ chết.
Đề phòng cào cào bị nhiễm thuốc trừ sâu, bằng cách: – cào cào mua về nên thả vào thau nước lạnh, nếu có chất dầu loang ra trên mặt nước là đã bị nhiễm thuốc; nhưng cũng có trường hợp cào cào đang thụ trứng, thì cơ thể cũng tiết ra chất dầu. – Cào cào nhiễm ký sinh trùng, thường là bụng phình to ra.
Bản tính của họa mi là thích chọi đấu, nên chỉ nuôi riêng mỗi con một lồng (4)
Nghệ nhân Tư Cung có tài thuần hóa những mấy cặp chim khoen vàng cùng nhốt chung đều có điệu bộ đặc biệt như trên; thật rất hiếm! – Tôi đã chứng kiến và được biết nhiều loại chim nhỏ cỡ sóc nâu làm trò vui, như: – chim nhảy ra khỏi lồng chọn lá bài để bói trước mặt khách; – chim chọn lấy món đồ để trong hộc tủ; – chim đút mồi vào môi chủ v.v… Và kể cả một nghệ nhân người Âởn Độ, mỗi sáng anh đi rảo quanh các quán cà phê dọc đường tại thành phố Bombay; trên cánh tay là 2 con chim được cột chỉ, lông chim màu vàng nghệ pha lẫn xám đen, lớn hơn chim dồng dộc ở nước ta. Anh ta chỉ việc sà lại gần khách đang ngồi nhâm nhi cà phê, tức thì một trong hai con chim trên tay anh vội bay qua đậu miệng túi áo trên của khách và gắp ra điếu thuốc; bay về đút điếu thuốc vào môi chủ. Thế là chủ được thưởng một vài anna (tiền Âởn).
Nghệ nhân Tư Cung là người Gò Công, trước đây sống lâu năm trong hẻm đường Nguyễn Trãi – Sài Gòn (M. Đức chú thích)
Nếu thả hai con chim cùng lồng, chúng đấu đá nhau đến chết.
Ngoài ra, nên nhớ mỗi năm từ tháng 4 đến tháng 7 tại Trung Quốc, thời kỳ họa mi sung sức hót líu vang rền. Lúc này họa mi rất thích chọi đấu, nên không thể đặt hai lồng chim họa mi đối nhau. Chúng sẽ ra sức hót vang cho đến lạc giọng và thình lình ngã xuống chết!
Lồng nuôi chim họa mi có 2 loại: – lồng để sáng và lồng để u tối (lồng vuông đóng kín ván mỏng 3 mặt). Trong lồng để sẵn cầu cho chim đậu, cóng thức ăn, nước uống và cóng bỏ thức ăn lẫn lộn khác. Số chim con hoặc chim trưởng thành bắt ngoài rừng về thì nhốt trong các lồng tối; phủ bên ngoài là áo lồng màu xẩm, chim cảm thấy được ở yên trong lồng Mặt cửa lồng được che tấm rèm, có thể cuốn lên hoặc phủ xuống. Sau khi chim được thả vào lồng, tùy theo sự bạo dạn của chúng mà rủ áo lồng cao thấp. Do đó, hoạ mi ít thấy ánh sáng rọi vào, sớm ổn định tính nết. Nhốt chúng trong lồng đóng ván một thời gian, sau khi thuần thục thì mở rèm che cho ánh sáng lọt vào lồng.
Mỗi ngày vào buổi sáng sớm, đem lồng ra treo trên cây xanh, mở vải che lồng để chim khỏi cất tiếng hót. Nếu gặp phải con họa mi “lão núi”, sống trong núi sâu rất nhút nhát. Ngoài việc thêm nước, thức ăn, tẩy rửa ngoài lồng, rèm cửa của áo lồng không mở ra. Chậm kéo dài thêm vài ngày để chúng tỉnh táo tinh thần, rồi từ từ mở rèm cửa của áo lồng không mở ra. Chậm kéo dài thêm vài ngày để chúng tỉnh táo tinh thần, rồi từ từ mở rèm thoáng ra. Lúc mở lồng nên làm động tác chậm, nhẹ để tránh sự hốt hoảng của chúng. Sau vài ngày đã ổn định, từ từ lấy thức ăn và thuần hóa chúng. Phải kiên nhẫn đợi chim trong lồng bớt tính rừng, hốt hoảng nhảy bổ; đối với chim con phải là khoảng từ 1 – 2 tuần lễ. Chuyển chúng qua lồng sáng thông thường để thuần dưỡng, nhưng vẫn phải phủ áo lồng.
Nếu chim nhảy tung lồng gây thương tích, một số trường hợp không cần phải điều trị, vết thương cũng tự giảm và lành. Nên chú ý máu chảy quá nhiều, lỗ mũi dễ bị nghẹt, có lúc chim cũng chết. Cơ thể bị kéo dài tình trạng phục hồi thương tích bị đau, lông không mọc được trên miệng vết thương. Do đó, nên cố tránh tình trạng chim bị sây sát, nên treo lồng nơi yên vắng.
Họa mi là loài chim ăn tạp. Chúng sống trong hoang dã chủ yếu là ăn côn trùng như: bọ xít, cào cào (5), kiến, thiêu thân, trứng sâu róm, ấu trùng của bọ rùa vàng và các loài thực vật, trái mọc hoang.
Mỏ của chúng nhọn và sắc cứng dùng để lột vỏ các loại thực vật. Cho nên lúc thuần dưỡng họa mi bằng món chủ yếu là trứng, gạo rang. Ngoài ra, mỗi ngày cần bổ sung số côn trùng trong thiên nhiên: dế, cào cào, trâu trấu, con gián, kiến, bọ rùa vàng, loại bướm, ốc bươu, ve con, sâu kiến, sâu đo và các loại ong. Các loại côn trùng phải được đâm nát trộn qua nước sôi mới cho ăn. Hoặc có thể thay thế tôm luộc, thịt trâu sống, thịt nạt hoặc nấu nửa sống, nửa chín. Nên lưu ý, côn trùng sống hoặc thịt nạc không thể cho ăn quá no. Vẫn phải cho ăn thường, một ít: cà rốt, dưa leo, quít, trái hồng, trái bom… Mỗi ngày, phải cho uống nước trong sạch.
Thời kỳ họa mi thay lông, thể chất rất yếu, nên phải cẩn thận nuôi dưỡng, nhứt là khí trời luôn thay đổi tại Trung Quốc. Phải thêm chất dinh dưỡng trong hàm lượng gạo pha trứng nhiều lòng đỏ, nhiều côn trùng sống. Lượng thức ăn gạo trứng nhiều phải là nữa cóng, thức ăn nếu kết tụ dưới đáy cóng bị ẩm dễ sanh độc tố.
Yêu cầu đặc biệt đối với sự chăm sóc họa mi là phải kiên nhẫn cùng đưa chim đi tản bộ. Mỗi ngày vài lúc sáng sớm, xách lồng chim đi dạo khoảng một tiếng đồng hồ. Bước chân của người xách lồng chim phải đều nhịp với chiếc lồng đong đưa, không nên lúc lắc mạnh lồng chim. Sau khi đi dạo xong, treo lồng chim nơi cảnh trí im vắng, có thể treo trên cành cây xanh. Chỉ để ánh sáng xuyên qua vải che lồng, chúng sẽ dần dần quen cất cao giọng hót du dương.
Lúc treo lồng chim nơi vườn hoa, không nên treo lồng quá cao hoặc treo kế sát lồng người khác. Lồng phải treo có khoảng cách xa nhau từ 2m đến 4m để chim thoải mái biểu diễn tiếng hót của chúng. Lúc đem lồng xuống nên có tiếng xì, huýt sáo báo trước, rồi từ từ đưa lồng. Đưa chim đi và về tản bộ trên đường vẫn phải trùm áo lồng để tránh những tiếng động đột ngột làm chim hoảng loạn. Lưu ý về cách thuần dưỡng chim họa mi, chủ yếu là cần phải xách lồng đưa chúng cùng đi tản bộ! Suốt ngày nếu chỉ đặt họa mi trong nhà, chúng không bị ảnh hưởng bởi những điệu hót thánh thót khác; nên có những trường hợp nuôi chúng những 3 – 4 năm mà họa mi cũng không biết hót líu!
Đưa chim cùng đi tản bộ là nhằm tập cho chúng hòa mình trong hoàn cảnh mới, khác với đời sống rừng núi hoanh dã. Chúng được tăng thêm sự sinh động trong hoàn cảnh sống gò bó của chiếc lồng chật hẹp và tiếp thụ khí trời thoáng mát luôn thay đổi. Nghe được nhiều loại chim hót để tạo tiếng hót của chim thêm phong phú. Chúng bình tĩnh bớt sợ sệt và từ đó tiếng hót ca trở nên tự nhiên thanh thoát.
Đặc điểm của họa mi là rất thích cơ thể luôn được mát mẻ, sự tắm là hạnh phúc đối với chúng. Thậm chí vào đông rét mướt, chỉ cần trời dịu mát là chúng sẵn sàng xuống tắm. Thông thường mỗi ngày nên cho chúng tắm một lần. Lúc trời nóng nực có thể chúng tắm vào lúc sáng và trước khi chiều tối. Mùa đông mỗi tuần lễ chỉ cần tắm hai lần. Nước tắm chỉ cần độ ẩm 20 độ C là vừa, thích hợp cơ thể để tránh trường hợp dễ bị bịnh cảm. Tắm xong cần để chúng giũ lông sưởi ấm dưới ánh mặt trời.
Trong thời kỳ chúng thay lông nên ngưng tắm. Lúc tắm nên cho chúng sang lồng tắm và đặt lồng vào trong thau với mực nước dân cao khoảng 1 tấc để chúng thoải mái gội rửa lông. Thời gian tắm không nên để kéo dài, dễ gây sự mỏi mệt và mất sức lực. Chim tắm là giúp cơ thể, tinh thần của chúng được hưng phấn và luôn yên tâm là người chung quanh không theo dõi; nên tâm lý chúng sẽ tự nhiên thảnh thơi trong lúc hót líu.
Họa mi sống trong lồng, nên móng chân và mỏ càng nhọn dài, vì ít ma sát đào bới, lột vỏ tìm thức ăn như ngoài đời sống hoang dã thiên nhiên. Do đó, móng và mỏ dài làm sinh hoạt của chúng thêm trở ngại; như khi phải đậu đứng trên cầu hoặc gắp thức ăn không dễ dàng thoải mái. Ngoài ra, móng và mỏ dễ gãy, gây thương tích bàn chân và đầu bị đau đớn; nên cần phải cắt ngắn. Bằng cách giữ chúng nhẹ trong lòng bàn tay, dùng ngón tay cái, tay trỏ kẹp mỏ hoặc giữ bàn chân; dùng dao, giũa cắt đoạn thừa. Không nên cắt móng sát thịt gây thương tích máu chảy. Lưu ý cắt mỏ phải cẩn thận dùng giũa mài bớt. – Hiện tượng mỏ, móng mọc dài ra là sự phát triển sinh lý bình thường; không phải do chim bị bịnh hoặc thiếu dinh dưỡng.
Lông chim họa mi nuôi lồng là do tự chúng chăm sóc, nếu cần làm đẹp nên giúp chúng tỉa lông. Lúc chúng xoay trở trong lồng, lông dễ gãy đứt đoạn; nếu lông đuôi bị quẹt gãy, nên dùng kéo cắt bỏ hẳn.
Chú thích:
(1) Lông chim họa mi màu căn bản là đen, vàng, có thể pha lẫn lợt, đậm nhiều màu: vàng, xanh, xám tro, hồng là do vùng sanh cơ của chúng. Nhưng cá biệt cũng có một số ít họa mi toàn thân màu tuyết trắng hoặc đen mướt. Nguyên nhân chủ yếu do di truyền, thứ đến là do hàm lượng dinh dưỡng trong thức ăn. – Thông thường lông chim họa mi thuần màu, nhìn có vẻ đặc biệt lạ mắt, nhưng khó đánh giá là loại chim quí báu.
(2) Tần Thủy Hoàng nổi tiếng là vị vua thống soái về bạo lực vào hàng nhứt, nhì trong lịch sử Trung Quốc. Nhưng điều nghịch lý là chính trong cung điện của ông ngự trị không phải trang bị cung tên, đao kiếm và những hình ảnh cuồng sát, mà là, trang trí một thú chơi rất tao nhã. Rải rác đó đây trong cung ngự là những lồng chim quí được chạm trổ ngà ngọc mang những biệt danh rất đài các, quí tộc. Nơi đây qui tụ nhiều loài chim đẹp, quí, hót hay như: các loài yến hót, phụng hoàng, họa mi… Điều làm cho Tần Thủy Hoàng thích thú nhất là sát hai bên ngai rồng được trang bị hai “vệ sĩ” họa mi đầy hùng khí! Đây là hai con họa mi được các lãnh địa chư hầu triều cống trong số hàng trăm con họa mi quí. Tuy chúng phải “khép mình” trong hai chiếc lồng son, nhưng chúng luôn gầm gừ nhau bằng tiếng hót lanh lảnh, có lúc chói tai suốt ngày. Tần Thủy Hoàng luôn mỉm cười nhìn chúng đấu nhau một cách đắc chí. Có lẽ họa mi là chân dung tiêu biểu về tánh khí của Tần Thủy Hoàng!
(3) Thú chơi chim đã được ca tụng miêu tả trong các tài liệu kinh sách nổi tiếng từ ngàn xưa qua các triều đại Trung Quốc như: Kinh Thi, Đường thi, Tống từ: như bài: “Hoàng điểu vu phi, tập vu quán mộc” trong Kinh Thi do Chu Nam và Cát Đàm biên soạn, “Yến yến vu phi, thược hạ kỳ tâm” trong Kinh Thi do Nghiệp Phong và Yến Yến biên soạn và các bài: “Nhị nguyệt Hoàng Lệ Phi thương lâm”, “Nhứt hành bạch lô thương thanh thiên”, “Nguyệt hắc nhan phi cao”, “Minh nguyệt biệt kinh thước”…
Đời Đường, thi sĩ Bạch cư dị làm thể thơ cổ điển, tóm lược ý như sau: “Tai rõ, trí sáng, lưỡi ngay: lời nói của chim và lời bàn bạc của người đều thông hiểu nhau”!
(4) Chim rừng loại đấu, hót nói chung; chim trưởng thành thường nuôi riêng biệt từng lồng để chúng dể sung, tự tin phô diễn tiếng hót, múa và được tự do vẫy vùng trong “giang sơn” chiếm cứ. – Điều mà làm cho tôi vô cùng ngạc nhiên thích thú, khi lần đầu ghé vào nhà nghệ nhân Tư Cung được “đón chào” ngay bởi hai chú chim khoen vàng. Cả hai được nhốt chung trong một chiếc lồng khoen nhỏ thông thường. Chúng cùng đứng chung trên một cầu, hai đôi chân luôn đứng yên bám vào thanh cầu, hai đôi cánh vỗ quạt mạnh liên tục; hai đôi mắt tròn xoe trố nhìn thẳng vào khách và cùng há rộng mỏ kêu “cheng…cheng” inh ỏi liên tục hồi lâu. Trong khi nhà trước vắng thanh, chủ của chúng đang ở phía sau nhà. Tôi đứng khựng lại, vừa giựt mình sửng sốt, vửa “quê” trước hai con chim nhỏ tí xíu đang cất tiếng kêu báo động, sừng sộ đầu oai vệ và tự tin!
(5) Ơở xứ ta loại côn trùng phổ biến thường chọn cho chim ăn là cào cào. Ngoài tính bổ dưỡng chất đạm, còn tạo sự tươi mát cho cơ thể chim rừng. Nhưng, trong thực tế dễ gặp 2 trở ngại; như sau:
1 – Cào cào dễ bị bám thuốc trừ sâu; 2 – nhiễm ký sinh trùng lãi xoắn (hình dạng như sợi chỉ trắng dài và xoắn như lò xo).
Nếu chim mắc phải một hoặc cả hai trường hợp trên dễ sanh ra hiện tượng xù lông, đờ đẫn và từ từ chết.
Đề phòng cào cào bị nhiễm thuốc trừ sâu, bằng cách: – cào cào mua về nên thả vào thau nước lạnh, nếu có chất dầu loang ra trên mặt nước là đã bị nhiễm thuốc; nhưng cũng có trường hợp cào cào đang thụ trứng, thì cơ thể cũng tiết ra chất dầu. – Cào cào nhiễm ký sinh trùng, thường là bụng phình to ra.
Nguôn quangminhptc – arowana.com.vn
Thứ Bảy, 3 tháng 9, 2011
Chơi họa mi để dưỡng trí.
Người Việt Nam gọi theo hình dáng vành quanh mi mắt chim nom như vẽ (họa) chim Nachtigall là HỌA MI. Họa mi có bộ lông vàng sẫm nâu, ăn côn trùng nhỏ, là loài chim định cư phổ biến ở vùng rừng sâu, núi cao như Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Móng Cái, Lạng Sơn… Con họa mi có tiếng hót oai phong đến mức độc chiếm cả một vùng thung lũng được coi là chim hay, được gọi là chim “độc thung”. Con chim nào trực giác rất linh (hiểu tính người, nói chuyện được với người) được gọi là “linh điểu”. Người viết bài này có mười hai năm mê say nuôi chim họa mi để di dưỡng tinh thần sau cú sốc tai biến mạch máu não, liệt nửa trái.
Chim họa mi giống tốt ở Việt Nam là giống họa mi Mường Khương. Mường Khương là huyện vùng cao phía đông bắc tỉnh Lào Cai. Họa mi vùng sơn thủy hữu tình (có núi, đồi, sông) này giọng hót cao, dạn người. Phiên chợ huyện Mường Khương là nơi chỉ có bán, mua hay trao đổi một loại hàng: chim họa mi đực hót và chim họa mi đực để thi đá nhau. Họa mi Mường Khương nổi tiếng bởi giọng hót tuyệt vời, chọi giỏi.
Họa mi hay có vóc dáng ngũ trường hay ngũ đoản: đầu dài, mình dài, chân cao, đuôi dài, mỏ dài hay tất cả đều ngắn tương xứng, hài hòa. Những con chim hót hay, căng, nhiều làn điệu, âm tiết khác lạ: giọng vừa sang, vừa đanh thép, khi hót dáng đứng hiên ngang, giọng hót to vang, âm thanh luyến láy réo rắt. Giọng hót ấy toát ra tính tự tin của con chim khôn.
Họa mi chỉ hót khi cảm nhận được đã làm chủ vùng trời vùng đất quanh nó, trong lòng có cảm hứng. Con chim họa mi khôn là con có khả năng bắt chước những giọng hót hay khác lạ của những chim khác. Ca sĩ nào hát có sức làm rung động long người, âm vực rộng khi luyến láy được người đời tặng cho hai chữ Họa mi.
Những trưa hè nắng nóng hay những lúc khoảng 2, 3 giờ sang mà trời oi bức, họa mi “đi chuyện” bằng , giọng trầm buồn. Chỉ ai lắng tai mới nghe thấy rõ họa mi “đi chuyện” như thì thầm thủ thỉ tâm sự: giọng nho nhỏ, đều đều, thỉnh thoảng chen vào một đoạn sôi nổi tạo nơi người nghe hình ảnh thông reo, thác đổ, mưa nguồn (mưa rào ở rừng nước như xối xả trút xuống làm ta không kịp vuốt mắt). Những lúc họa mi “đi chuyện” các nghệ nhân thường thức lắng nghe chim tâm sự có cảm giác như bạn bên cạnh mình đang rỉ rả tâm sự chuyện nhân tình thế thái. Nếu như trời sẽ thay đổi thời tiết nhiều thì khoảng 3 giờ sang có vài tiếng hót to vang của họa mi. Nếu 6, 7 giờ sang thấy họa mi hót nhiều, thì chẳng cần thức, chạy ra xem trời cũng biết ngày hôm nay sẽ chan hòa ánh nắng, sẽ là một ngày đẹp trời.
Sướng nhất, thú vị nhất khi nuôi con họa mi biết gọi chủ cho ăn, cứ như:” tôi đây này, ông bạn, có châu chấu non không!”. Biết ý họa mi, liền cho ăn châu chấu non. Nuốt xong, chim đứng hót cho nghe. Lúc bấy giờ mới thấy con chim khôn thật, mới thấy hết ân tình của chim. Chuyện này chỉ có khi người nuôi chim thực tình yêu thương con chim mình nuôi, khi chủ và chim hiểu tình nhau, lúc ấy thấm thía câu :”Cứu vật vật trả ơn, cứu người người trả oán”. Đúng là chim khôn “ khôn cả từ lông, khôn cả từ lồng, người gánh cũng khôn”. Vì vậy, muốn có chim khôn cũng phải tìm người bán biết chơi chim, có tinh thần thượng võ, không bắt chẹt người mua, tiền nào của nấy. Thấy người mua quá nghèo mà lại đam mê quá chừng thì giá theo túi tiền của người mua, có bao nhiêu thì đưa đây mà lấy chim, thậm chí cho nợ (nghề bán cây kiểng, non bộ cũng vậy). Gặp kẻ ỷ cậy có tiền, thì nói giá “trên trời dưới biển”. Ba nghề nói trên theo nguyên tắc : “quý vật chờ quý nhân”.
Họa mi được đánh giá cao ở Nhật Bản, ở đó tiếng hót của họa mi được coi như sự lặp lại nhạc hiệu Hokeykyo (kinh Diệu pháp liên hoa/ Saddharmapundarika). Họa mi được các nhà thơ coi là ca sĩ của tình yêu. Tiếng hót tình cảm và khêu gợi của chim họa mi có sức mạnh xâm chiếm tâm hồn. Sức mạnh ấy thấm dần theo thời gian trong tâm hồn tôi, chắp cánh cho tôi vượt qua được vết thương tinh thần, làm lành vết thương do bệnh tật, do thất vọng về sự tráo trở trong tình người, tình bạn.
Chim họa mi giống tốt ở Việt Nam là giống họa mi Mường Khương. Mường Khương là huyện vùng cao phía đông bắc tỉnh Lào Cai. Họa mi vùng sơn thủy hữu tình (có núi, đồi, sông) này giọng hót cao, dạn người. Phiên chợ huyện Mường Khương là nơi chỉ có bán, mua hay trao đổi một loại hàng: chim họa mi đực hót và chim họa mi đực để thi đá nhau. Họa mi Mường Khương nổi tiếng bởi giọng hót tuyệt vời, chọi giỏi.
Họa mi hay có vóc dáng ngũ trường hay ngũ đoản: đầu dài, mình dài, chân cao, đuôi dài, mỏ dài hay tất cả đều ngắn tương xứng, hài hòa. Những con chim hót hay, căng, nhiều làn điệu, âm tiết khác lạ: giọng vừa sang, vừa đanh thép, khi hót dáng đứng hiên ngang, giọng hót to vang, âm thanh luyến láy réo rắt. Giọng hót ấy toát ra tính tự tin của con chim khôn.
Họa mi chỉ hót khi cảm nhận được đã làm chủ vùng trời vùng đất quanh nó, trong lòng có cảm hứng. Con chim họa mi khôn là con có khả năng bắt chước những giọng hót hay khác lạ của những chim khác. Ca sĩ nào hát có sức làm rung động long người, âm vực rộng khi luyến láy được người đời tặng cho hai chữ Họa mi.
Những trưa hè nắng nóng hay những lúc khoảng 2, 3 giờ sang mà trời oi bức, họa mi “đi chuyện” bằng , giọng trầm buồn. Chỉ ai lắng tai mới nghe thấy rõ họa mi “đi chuyện” như thì thầm thủ thỉ tâm sự: giọng nho nhỏ, đều đều, thỉnh thoảng chen vào một đoạn sôi nổi tạo nơi người nghe hình ảnh thông reo, thác đổ, mưa nguồn (mưa rào ở rừng nước như xối xả trút xuống làm ta không kịp vuốt mắt). Những lúc họa mi “đi chuyện” các nghệ nhân thường thức lắng nghe chim tâm sự có cảm giác như bạn bên cạnh mình đang rỉ rả tâm sự chuyện nhân tình thế thái. Nếu như trời sẽ thay đổi thời tiết nhiều thì khoảng 3 giờ sang có vài tiếng hót to vang của họa mi. Nếu 6, 7 giờ sang thấy họa mi hót nhiều, thì chẳng cần thức, chạy ra xem trời cũng biết ngày hôm nay sẽ chan hòa ánh nắng, sẽ là một ngày đẹp trời.
Sướng nhất, thú vị nhất khi nuôi con họa mi biết gọi chủ cho ăn, cứ như:” tôi đây này, ông bạn, có châu chấu non không!”. Biết ý họa mi, liền cho ăn châu chấu non. Nuốt xong, chim đứng hót cho nghe. Lúc bấy giờ mới thấy con chim khôn thật, mới thấy hết ân tình của chim. Chuyện này chỉ có khi người nuôi chim thực tình yêu thương con chim mình nuôi, khi chủ và chim hiểu tình nhau, lúc ấy thấm thía câu :”Cứu vật vật trả ơn, cứu người người trả oán”. Đúng là chim khôn “ khôn cả từ lông, khôn cả từ lồng, người gánh cũng khôn”. Vì vậy, muốn có chim khôn cũng phải tìm người bán biết chơi chim, có tinh thần thượng võ, không bắt chẹt người mua, tiền nào của nấy. Thấy người mua quá nghèo mà lại đam mê quá chừng thì giá theo túi tiền của người mua, có bao nhiêu thì đưa đây mà lấy chim, thậm chí cho nợ (nghề bán cây kiểng, non bộ cũng vậy). Gặp kẻ ỷ cậy có tiền, thì nói giá “trên trời dưới biển”. Ba nghề nói trên theo nguyên tắc : “quý vật chờ quý nhân”.
Họa mi được đánh giá cao ở Nhật Bản, ở đó tiếng hót của họa mi được coi như sự lặp lại nhạc hiệu Hokeykyo (kinh Diệu pháp liên hoa/ Saddharmapundarika). Họa mi được các nhà thơ coi là ca sĩ của tình yêu. Tiếng hót tình cảm và khêu gợi của chim họa mi có sức mạnh xâm chiếm tâm hồn. Sức mạnh ấy thấm dần theo thời gian trong tâm hồn tôi, chắp cánh cho tôi vượt qua được vết thương tinh thần, làm lành vết thương do bệnh tật, do thất vọng về sự tráo trở trong tình người, tình bạn.
Thứ Năm, 1 tháng 9, 2011
Chơi họa mi
Nghề chơi họa mi chiến có từ rất xa xưa ở hầu hết các nước châu Á.Ở nước ta từ thời Lý đã có một bộ luật chọi chim gồm 58 điều vẫn còn được lưu giữ đến tận bây giờ. Theo sử thời Lý, ở chốn kinh kỳ, kẻ chợ mới chỉ biết đến đàn ca sáo nhị, chọi trâu, chọi gà... chưa một ai biết đến họa mi. Nhân ngày lễ nguyên tiêu, một phò mã ở miền sơn cước mang về tiến vua một đôi chim họa mi và hướng dẫn cặn kẽ thú chơi của những người dân vùng cao. Kể từ đó, từ cung đình đến các phủ, huyện, họa mi đã đi vào thú chơi của chốn kinh kỳ.
Nói đến họa mi, không ai phủ nhận được là ít loài chim nào sánh kịp. Họa mi còn là một loài chim có bản tính sống độc lập, anh hùng. Ngay từ khi mới ra ràng chim non đã tạo thành cặp. Vùng đồi núi lúp xúp sim mua là nơi vợ chồng họa mi cát cứ. Nếu bị chiếm đất là tự xé toang cuống họng ra tự tử vì không chịu nổi nỗi nhục hoặc chúng âm thầm rút về khu rừng khác để mài mỏ, luyện đòn, 3 năm sau đúng vào ngày bại trận nó sẽ bay về chốn cũ giành lại giang sơn. Có chim thua trận thì tự bỏ vợ, bỏ con bay đi sống cô đơn âm thầm. Một hôm nào đó sẽ quay lại trả thù.
Họa mi là loài chim rất chung thuỷ, khi chồng bị bẫy, chim mái bay lượn khắp khu rừng kêu những tiếng bi ai sầu thảm như xé lòng, như có từng giọt máu rơi ra theo tiếng hót. Có chuyện thật khó tin khi con chim phục thù quay về thấy kẻ "xâm lược" đang đau khổ nó không đánh cũng không bao giờ giết chết kẻ đã đầu hàng.
Đi chọi chim bao giờ người ta cũng mang chim mái theo đặt cạnh con chim trống. Giống chim mái không biết hót nhưng chúng biết động viên chồng chiến đấu bằng cách "xuỳ" thúc giục. Ở rừng, nếu chim chồng tỏ ra đớn hèn không dám giao chiến thì chính nó sẽ xông vào đánh chồng rồi mới quay sang kẻ thù của chính mình. Bởi vậy, khi giao tranh đến khi sắp ngã quỵ, con trống đưa ánh mắt nhìn con mái, những con mái giỏi luôn thúc giục chồng mình thà chết chứ không được quy hàng. Chuyện kể có người mang hàng chục con chim trống về ghép, chim mái tơ đều xông ra đánh đuổi. Thế nhưng khi thả vào lồng một con trống vừa xấu xí lại bị chột một mắt trong trận giao chiến mấy ngày trước thì nàng chim này lại tỏ ra quấn quýt như gặp tri âm. Người này hiểu rằng đây là con chim quý, bỏ hết công sức ra chăm sóc huấn luyện. Khi vào cuộc, chính "gã xấu trai, chột mắt" này đã chiến thắng lẫy lừng đem về bao nhiêu giải cho chủ nhân.
Đây là một thú chơi thanh tao vừa có tính thượng võ, vừa có tính nghệ thuật bởi không phải một ai cũng có đủ con mắt tinh đời tìm được những con chim quý. Chơi chim khiến người ta mang tính hướng thiện và niềm đam mê bất tận.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)